Được làm cha làm mẹ là nguồn hạnh phúc rất to lớn đối với bất cứ cặp vợ chồng nào. Khi đón đứa con yêu ra đời việc nuôi dạy con cái là nghĩa vụ của tất cả các bậc làm cha, mẹ. Tuy nhiên để nuôi dạy được một đứa trẻ trưởng thành ngoan ngoãn, giỏi giang là cả một quá trình nuôi dạy của bố mẹ và gia đình. Chính vì thế bài viết này chỉ ra 5 nguyên tắc để nuôi dạy con, giúp con trở thành một đứa trẻ ngoan.
Nuôi dạy con đúng cách để làm gì?
Cha mẹ nên ý thức về mục đích giáo dục con cái, đó là giúp cho chúng phát triển thành một người tốt trong xã hội, con người trưởng thành thật sự. Trưởng thành ở đây không chỉ về mặt sinh học mà quan trọng là mặt nhân cách.
Trong cuộc sống, kỳ thực không có một phương pháp hay hướng dẫn cụ thể nào; có thể áp dụng hoàn toàn cho việc nuôi dạy con cái. Tuy nhiên, sẽ có một số nguyên tắc giúp mọi việc dễ dàng hơn. Một trong số đó chính là cái mà chuyên gia bậc thầy làm cha mẹ Kate Orson gọi là “Bí quyết nuôi dạy con cái”. Những bí quyết này có thể mang đến cho bạn những kinh nghiệm bổ ích.
Cha mẹ hãy dành thời gian cho trẻ
Trẻ luôn mong muốn được cha mẹ tập trung và chú ý đến bản thân mình hơn hết thảy điều gì khác trên thế giới. Vì vậy, nếu như trẻ đề nghị bạn chơi cùng; nếu có thể, hãy ngừng những việc bạn đang làm lại và chơi cùng con. Tuổi thơ của các con thường không kéo dài, vì vậy nếu bạn không kịp thời quan tâm đến con thì chỉ chớp mắt ngoảnh lại; những ngày tháng ngây thơ nhất trong cuộc đời trẻ đã trôi qua mất rồi.
Dành thời gian chơi với con, dù là cả một ngày cũng hoàn toàn xứng đáng. Điều đó với trẻ có giá trị hơn rất nhiều lần so với việc bạn mua cho con những đồ chơi đắt tiền.
Nếu có thể, hãy tự định ra một thời điểm nhất định vào buổi tối để cha mẹ chơi cùng con. Điều này sẽ tạo nên một khoảng ký ức đặc biệt trong tiềm thức của trẻ. Giúp trẻ cảm thấy luôn vui vẻ hạnh phúc cho đến cả khi lớn lên.
Bỏ qua màn hình tivi và điện thoại
Khi ở bên cạnh con, hãy đặt điện thoại sang một bên và tránh xa màn hình ti vi. Trẻ luôn mong muốn bạn sẽ toàn tâm toàn ý chơi hay đọc sách cùng con. Chỉ một tiếng “bíp” phát ra từ điện thoại cũng có thể làm gián đoạn cảm xúc của trẻ.
Ngay cả khi ra ngoài đi dạo chơi cùng trẻ, bạn cũng không nhất thiết phải luôn mang theo điện thoại với lý do “chụp và lưu giữ các khoảnh khắc đẹp”. Bạn nên hiểu rằng, lưu giữ những khoảnh khắc đó trong ký ức sẽ lâu bền hơn bất kỳ một thiết bị ổ cứng nào. Trẻ sẽ rất ít có nhu cầu xem lại những bức ảnh; nhưng có thể kể rất nhiều lần về những chuyến đi đáng nhớ như vậy.
Bố mẹ hãy tạo việc làm cho con
Những đứa trẻ hoàn toàn có khả năng làm một việc gì đó trong nhà. Sự khác biệt giữa một trẻ biết làm việc nhà và một trẻ khác không làm việc nhà, không nằm ở khả năng hay năng lực của trẻ, mà nằm ở chính chúng ta – những bậc cha mẹ. Hãy tìm kiếm một việc gì đó trong khả năng của trẻ để “giao việc” cho con. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy trẻ rất có trách nhiệm hoàn thành công việc đó.
Bạn thậm chí cũng có thể tạo ra một vài điều thú vị để trẻ có động lực làm việc nhà. Chẳng hạn lập bảng xếp hạng sao theo ngày/tuần, cho trẻ tiền tiêu vặt, hay đề ra hình thức thưởng/phạt… Nếu chúng ta luôn kịp thời quan sát và khuyến khích con yêu của mình. Trẻ sẽ hình thành thói quen có trách nhiệm với những công việc mình được giao phó, thậm chí sẽ rất vui vẻ và hào hứng vì điều này. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân đối việc nhà với các khoảng thời gian khác của trẻ. Chẳng hạn như làm bài tập về nhà hay chơi thể thao.
Bố mẹ hãy dạy trẻ sự khác biệt
Cha mẹ không phải đầu bếp cá nhân, không phải nhà cung cấp dịch vụ taxi, không phải là một chiếc máy ATM vô đáy. Do vậy, hãy dạy trẻ sự khác biệt giữa “muốn” và “cần”. Là cha mẹ, bạn là người quyết định hướng đi của trẻ. Trẻ cần có ranh giới, tiêu chuẩn và sự dẫn dắt của người lớn. Đừng ngại nói “không” trước những yêu cầu hay đòi hỏi vô lý của trẻ.
Dù cha mẹ đôi khi sẽ không phải là bạn thân nhất của con. Nhưng ít nhất bạn nên cố gắng thường xuyên trò chuyện cùng con. Bố mẹ hãy giải thích cho trẻ hiểu những gì trẻ có thể và không thể. Hãy tùy tình huống mà tỏ ra cương quyết hay mềm mỏng với trẻ. Ban đầu, bạn có thể thấy bối rối khi trẻ ăn vạ, khóc lóc hay giận dữ, nhưng nhất định phải giữ lập trường của mình. Chỉ sau một thời gian, trẻ nhất định sẽ biết chừng mực và không còn đòi hỏi vô lý nữa.
Hãy luôn yêu thương và vui vẻ với con
Nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ chịu ảnh rất lớn từ môi trường và hoàn cảnh gia đình. Một gia đình mà cha mẹ luôn vui vẻ và tràn ngập tiếng cười có thể gây dựng tính cách lạc quan cho trẻ. Niềm vui được duy trì trong gia đình sẽ giúp trẻ thông minh. Trẻ biết yêu thương chia sẻ, biết cảm thông, có trách nhiệm với gia đình và những người xung quanh hơn.
Muốn làm được như vậy, cha mẹ luôn phải có ý thức vun đắp hạnh phúc và niềm vui trong gia đình. Suy nghĩ tích cực, không cáu giận nổi nóng khi gặp phiền muộn; không được vì bất cứ điều gì mà trút giận vô cớ lên trẻ. Hãy cho con thấy cho dù gặp thất bại cũng không nên nản chí, tuyệt vọng. Ngoài ra, bạn càng phải cần biết tôn trọng, tránh làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, cho dù trẻ phạm lỗi hay bị điểm xấu.
Khi nuôi dạy con trẻ cha mẹ cần lưu ý những điều gì?
- Không nên áp đặt con trẻ, tạo cảm giác cha mẹ vừa là bạn vừa là thầy.
- Hãy để trẻ phát triển đúng với lứa tuổi.
- Cần lựa chọn phương pháp nuôi dạy con trẻ phù hợp.
- Cha mẹ phải kiên nhẫn khi nuôi dạy con trẻ.
-
Cha mẹ luôn là tắm gương để con noi theo.