Trong nuôi dạy con cha mẹ rất dễ mắc phải những sai lầm cơ bản. Những sai lầm đó vô tình trở thành những rào cản với con trong suốt thời gian con học hỏi và phát triển. Nếu cha mẹ không phát hiện ra những lỗi sai của mình để sữa chữa hoặc có thể phát hiện ra nhưng ngại thay đổi. Điều đó vô tình khiến con hình thành những tính cách xấu không tốt cho sự phát triển của con. Vậy những sai lầm khi nuôi dạy con đó là gì? Và cách khắc phục khi cha mẹ mắc những sai lầm đó? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để nhận biết sai lầm khi giáo dục con để khắc phục sớm nhé.
Những sai lầm cha mẹ dễ mắc khi nuôi dạy con
Nuôi dạy con chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ là một công việc dễ dàng. Không có bố mẹ nào là hoàn hảo cả, chắc chắn rằng ai cũng đã từng mắc lỗi. Điều quan trọng là chúng ta biết cách học hỏi và rút kinh nghiệm để sửa sai. Cố gắng hoàn thiện bản thân và trở thành những người bố người mẹ tốt hơn. Không chỉ thế, bố mẹ nên nhớ rằng không có một tiêu chuẩn hay chứng chỉ nào cho một ông bố hay bà mẹ tốt cả. Hầu hết mọi người đều học hỏi từ kinh nghiệm của chính bản thân hoặc từ những phụ huynh khác.
Những sai lầm điển hình cha mẹ hay mắc phải
Cụ thể, những sai lầm điển hình trong các nuôi dạy con mà hầu như phụ huynh nào cũng mắc phải; nhưng hoàn toàn có thể tránh được bao gồm:
– Nếu con luôn muốn giữ bí mật và không tin tưởng bố mẹ? Đó có thể là do sự kiểm soát và làm phiền con quá đà của bạn.
– Nếu con thường hay ngại ngùng và thiếu kiên quyết. Có thể là do bạn luôn cố giúp con làm những việc mà đáng ra con có thể tự làm được.
– Nếu bạn đã mua hết tất cả những thứ con muốn nhưng con vẫn hay cướp đồ của các bạn. Điều đó có nghĩa là bạn đã không cho trẻ quyền lựa chọn.
– Nếu con nói dối, điều đó có nghĩa bạn đã luôn phản ứng quá gay gắt những khi con mắc lỗi.
– Nếu con thô lỗ và hung hăng, thì có thể bố mẹ và gia đình đã làm gương xấu cho con.
– Nếu con hay cáu kỉnh và dễ nổi nóng, đó có thể là do sự thiếu quan tâm. Con chỉ là không biết làm thế nào khác để được bố mẹ quan tâm chú ý.
– Nếu con không biết tôn trọng người khác, thì có thể là do bố mẹ thường bắt con làm thế này thế kia; mà không quan tâm đến cảm giác của con.
– Nếu con không thể tự bảo vệ mình trong những hoàn cảnh khó khăn, đó có thể do bố mẹ hay mắng con trước mặt người khác. Bố mẹ không bao giờ nên làm như vậy, ngay cả trước mặt anh chị em trong nhà.
Cách sữa chữa những sai lầm mà cha mẹ mắc phải
Tìm ra nguyên nhân
Khi đã nhận ra sai lầm đến từ phía mình, phụ huynh nên đào sâu xác định nguyên do. Câu trả lời chung chung “vì muốn tốt cho con” chưa thật sự chuẩn xác. Bạn cần tìm ra đáp án rõ ràng hơn để từ đó tránh lặp lại sai lầm trong tương lai.
Chẳng hạn trong tình huống trên, bạn quản lý con có thể vì muốn giữ con được an toàn khỏi cám dỗ của xã hội. Bạn muốn con chuyên tâm vào học hành, từ đó vào được ngôi trường danh tiếng. Những mong muốn này là đúng, nhưng phương pháp nuôi dạy của bạn chưa chuẩn xác khiến trẻ cảm thấy ngột ngạt.
Sẵn sàng xin lỗi con
Nhiều phụ huynh e ngại khi phải nói lời xin lỗi con khi làm sai; và thường im lặng để vấn đề tự trôi qua. Nhưng giống như lời cảm ơn, câu xin lỗi thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ của cha mẹ đối với nỗi buồn, tổn thương của trẻ. Xin lỗi còn là hành động thể hiện sự khiêm tốn, tự nhận khuyết điểm về mình.
Cha mẹ xin lỗi con không chỉ để giải quyết mâu thuẫn giữa hai bên. Mà còn giúp con học được bài học ý nghĩa về văn hóa giao tiếp.
Thảo luận các vấn đề cùng con
Chưa dừng ở xin lỗi, bạn nên tiếp tục thảo luận về vấn đề gây tranh cãi giữa hai người. Thời điểm sau khi nói lời xin lỗi là cơ hội để trò chuyện và lắng nghe. Bạn có thể hỏi hành động của bạn gây ảnh hưởng như thế nào đến con. Bé cảm thấy ra sao, đồng thời cởi mở chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của bạn.
Bằng cách kể và lắng nghe, bạn sẽ hiểu rõ hơn suy nghĩ và cảm xúc của con. Dù vốn từ vựng của trẻ có thể chưa dồi dào như người lớn; nhưng thông qua trò chuyện, bạn sẽ ngạc nhiên với những tâm tư thầm kín của trẻ. Sau khi cha mẹ và con cái đã hiểu rõ vấn đề, bước tiếp theo là tháo gỡ khúc mắc bởi việc xin lỗi là chưa đủ. Nếu chưa tìm được hướng giải quyết, trong tương lai, bạn vẫn có thể lặp lại những hành động gây tổn thương đến trẻ. Nhưng ở những lần tiếp theo, trẻ sẽ không trân trọng những lời xin lỗi của bạn nữa.
Biến giải pháp thành hành động
Khi bạn và con đã hiểu rõ nhau hơn, hãy biến các giải pháp thành hành động. Trong tình huống tương tự, thay vì làm theo thói quen, bạn hãy lấy lại bình tĩnh, nghĩ về những hướng giải quyết đã thảo luận cùng con và thử áp dụng nó.
Ví dụ, trẻ cảm thấy buồn khi làm sai và bạn liên tục trách móc nặng lời thay vì ôn tồn giải thích. Lần tới nếu con mắc lỗi, bạn hãy kiềm chế sự tức giận của bản thân, nhẹ giọng nói về cái sai và khuyến khích bé thay đổi. Nếu hướng giải quyết không hiệu quả, bạn và con hãy cùng thảo luận các phương án khác nhằm đảm bảo trẻ được phát triển theo hướng tích cực.
Những phương pháp nuôi dạy chưa đúng hướng có thể là “dằm trong tim” phụ huynh. Nhiều người tự trách mình khi gây tổn thương cho con dẫu đã sửa chữa kịp thời. Đừng để cảm giác tội lỗi ghìm chân bạn trong hành trình nuôi dạy con