Giai đoạn trẻ ăn dặm đánh dấu quá trình phát triển mới của trẻ, bởi ngoài thức ăn chính là sữa mẹ thì trẻ có thể bắt đầu nạp thêm các chất dinh dưỡng khác thông qua việc ăn dặm. Bên cạnh đó khi chuyển qua giai đoạn ăn dặm nhiều bà mẹ vẫn còn bỡ ngỡ, bối rối và lo lắng khi sợ trẻ sẽ không chịu ăn thức ăn dặm. Và phải cho trẻ ăn dặm như thế nào mới đúng cách? Vậy để đánh bay những băn khoăn này thì bài viết này sẽ mang đến cho các bà mẹ những nguyên tắc cho trẻ ăn dặm hiệu quả nhé.
Không cho bé ăn dặm sớm khi chưa đủ 6 tháng
Trong giai đoạn 0 – 6 tháng tuổi, sữa mẹ sẽ luôn là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ mà không một loại thực phẩm nào có thể sánh bằng. Không chỉ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, sữa mẹ còn giúp bé dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ, ít có khả năng gây dị ứng, tăng chức năng của hệ miễn dịch, an toàn tuyệt đối với sức khỏe của trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, tới khi trẻ được 6 tháng tuổi, trọng lượng cơ thể của bé đã tăng gấp đôi so với khi sinh. Trong khi đó, sữa mẹ không tăng thêm nên chỉ có thể đáp ứng được 70% nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của bé. Bởi vậy, giai đoạn 6 tháng tuổi là giai đoạn phù hợp để bổ sung thêm dưỡng chất cho bé từ những loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ, đó chính là giai đoạn ăn dặm.
Các dấu hiệu cho thấy trẻ có thể ăn dặm
Việc xác định thời điểm tập ăn dặm đối với bé là vô cùng quan trọng. Việc cho bé ăn dặm quá sớm hay quá muộn sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, ảnh hưởng tới sự phát triển, khả năng ăn thô sau này của bé. Vậy cần xác định việc nên cho trẻ ăn dặm khi nào.
Ở giai đoạn bé được 6 tháng tuổi, mẹ hãy quan sát nếu bé có những dấu hiệu bên dưới thì chứng tỏ bé đã sẵn sàng bước vào hành trình ăn dặm:
Bé có thể ngồi vững vàng, cổ cứng cáp và giữ đầu thăng bằng.
Bé thích đưa đồ chơi hoặc những vật có thể cầm nắm được vào miệng.
Bé háo hức ngả người về phía trước khi thấy người lớn ăn.
Bé thể hiện sự thích thú và chóp chép nhai khi được mẹ đút một ít thức ăn xay nhuyễn và loãng.
Lưu ý khi chọn bột ăn dặm cho trẻ
Có rất nhiều mẹ thắc mắc rằng nên cho bé ăn bột hay cháo xay nhuyễn. Câu trả lời là cả 2 nhé. Các chuyên gia dinh dưỡng cho hay, ăn kết hợp cả 2 loại sẽ giúp bé không cảm thấy nhàm chán trong mỗi bữa ăn. Đồng thời, cũng sẽ giúp bé hấp thụ được đủ chất và không lo suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, trường hợp mẹ quá bận rộn không thể cho bé ăn cháo nhuyễn, lúc này bột công thức sẽ là sự lựa chọn của nhiều mẹ, bởi nó giúp mẹ tiết kiệm thời gian.
Chọn bột ăn dặm mẹ cần lưu ý những điều sau:
– Chỉ mua bột của những hãng uy tín, chất lượng trên thị trường
– Kiểm tra hạn sử dụng ghi trên hộp trước khi mua
– Chú ý đến thành phần dinh dưỡng ghi trên hộp để chọn loại phù hợp với bé. Các hộp bột nên có các dưỡng chất quan trọng sau: vitamin, acid amin, khoáng chất,…để hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ.
– Đối với lần đầu tiên ăn bột, mẹ nên chọn loại bột có vị ngọt như sữa để bé thấy quen thuộc. Sau đó, khi bé đã ăn quen, mẹ có thể đổi các loại bột với nhiều hương vị khác nhau để bé thay đổi khẩu vị, cũng như nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Các nguyên tắc cho trẻ ăn dặm
Cho trẻ ăn dặm từ ngọt đến mặn
Khi mới tập ăn dặm, mẹ nên bắt đầu từ những loại thực phẩm có vị ngọt thanh gần giống với sữa mẹ như táo, chuối, khoai lang…, như vậy bé sẽ dễ thích nghi mà không bị quá lạ lẫm khi ăn.
Cách tốt nhất là nghiền mịn và trộn với sữa mẹ hay sữa bột trong lần đầu tiên để bé có được khẩu vị quen thuộc. Rồi sau đó mới cho bé thử đến các loại rau, thịt cá. Mẹ không nên nêm muối, bột ngọt hay bột nêm vào thức ăn của con. Điều đó có thể gây tổn thương đến thận của trẻ.
Cho trẻ ăn dặm từ đúng cách
Ban đầu, mẹ lưu ý cho trẻ ăn dặm đúng cách bằng muỗng nhựa mềm. Để tránh làm tổn thương nướu răng của bé và nên bắt đầu với một lượng ít và loãng. Khi bé đã quen với chế độ dinh dưỡng mới; mẹ có thể tăng dần lượng thực phẩm và tăng độ đặc.
Đảm bảo dinh dưỡng khi cho trẻ ăn dặm
Bột ăn dặm của trẻ cũng đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng giúp trẻ phát triển tốt. Nhóm bột đường bao gồm gạo, bột mì, bánh mì, bún, phở, ngô, khoai… Nhóm đạm bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu nành; các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu/đỗ khác… Nhóm chất béo bao gồm dầu, mỡ, bơ, pho mát và các loại hạt có dầu. Nhóm vitamin và khoáng chất bao gồm rau củ và các loại trái cây tươi.
Đối với trẻ nhỏ, không nên cho thêm mắm, muối vào thức ăn của trẻ. Vì hai quả thận của trẻ vẫn còn yếu. Khi nêm mắm, muối vào thức ăn sẽ khiến thận của trẻ phải làm việc quá sức. Gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.
Đa dạng thực phẩm nhằm cung cấp nhiều dinh dưỡng cho trẻ
Cho trẻ ăn dặm trong năm đầu đời được xem là một biện pháp để đa dạng hoá chế độ ăn của trẻ. Không nên lặp lại món quá nhiều. Điều này giúp bé ăn ngon miệng, không có cảm giác chán ăn. Và có thêm nhiều dinh dưỡng bổ sung.
Khi cho trẻ ăn dặm, bạn nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm. Kể cả thực phẩm có chứa các chất gây dị ứng (sữa bò, trứng, đậu phộng, lúa mì, cá…). Bởi ăn dặm đa dạng trong năm tuổi đầu tiên có thể làm tăng hấp thu lượng chất dinh dưỡng quan trọng. Và tác động tốt đến vai trò và chức năng hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chứng minh rằng sự đa dạng hóa chế độ ăn dặm trong năm đầu đời của trẻ; cũng có liên quan đến việc giảm tình trạng dị ứng thực phẩm sau này.