Nuôi dạy con sai cách để lại hậu quả rất nghiêm trọng cho con vì nó sẽ hình thành tính cách của trẻ. Mỗi một giây mỗi phút ở bên con đều trở nên rất đáng quý với con vì thời gian tuổi thơ của con cũng sẽ trôi qua rất nhanh. Vì vậy nếu những sai lầm khi nuôi dạy con không được sữa chữa thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của con sau này. Vậy con có những tính cách như thế nào chứng tỏ bố mẹ đã dạy con sai cách. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để biết trẻ có tính cách dưới đây chứng tỏ bố mẹ đã sai lầm khi giáo dục con.
Con e dè ngại nói lên ý kiến của mình
Nếu ý kiến của bạn không phù hợp với ý kiến của cha mẹ bạn. Ý kiến này có thể gây xung đột và cái kết là bạn chịu phạt. Khi trưởng thành, bạn có thể gặp khó khăn khi tranh luận với người khác, ngại nói lên quan điểm của mình.
Dễ có các mối quan hệ không lành mạnh
Bạn có thể nhận thấy rằng một số mối quan hệ mà bạn đang có là độc hại. Nếu cha mẹ bạn thường kiểm soát con cái và không biết ranh giới của mình. Bạn có thể thấy mình đang ở trong một mối quan hệ đồng phụ thuộc, là sự tận tụy quá mức trong một mối quan hệ; thậm chí hy sinh cả nhu cầu cá nhân và tâm lý của bản thân.
Không thể độc lập
Cha mẹ độc hại thích kiểm soát con cái. Họ muốn làm mọi thứ theo một cách nhất định bởi họ tin rằng chỉ có họ mới biết điều gì là đúng. Vì vậy, họ đưa ra tất cả các quyết định cho con.
Cha mẹ độc hại không muốn bạn trở nên độc lập hơn; vì khi đó họ sẽ mất đi một người duy nhất trong cuộc đời mà họ có thể kiểm soát để nhận được tình yêu và sự khen ngợi.
Sợ mất lòng người khác
Bởi vì bạn liên tục phải làm cho cha mẹ cảm thấy tốt hơn về bản thân khi còn nhỏ. Bạn có thể làm điều tương tự với người khác khi trưởng thành. Bạn quên mất bản thân và thậm chí bạn có thể nghĩ rằng những gì bạn cần không quan trọng bằng những gì người khác cần. Bạn có thể cảm thấy sợ làm mất lòng người khác và cố gắng đáp ứng họ bằng mọi cách.
Cha mẹ rất dễ mắc những sai lầm này khi nuôi dạy con
Cha mẹ luôn bao bọc con quá mức
Thói quen của nhiều bố mẹ đang vì yêu thương con mà không phát hiện ra là mình đang bao bọc con. không có ai muốn con mình thất bại, bị tổn thương hay thất vọng. Nhưng trên thực tế, những điều này là một phần tất yếu của cuộc sống mà trẻ cần được trải nghiệm để rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Khi bạn bao bọc trẻ quả mức trẻ sẽ không thể phát huy hết khả năng của bạn thân. Đồng thời dễ làm chúng có thói quen ỷ lại, dựa dẫm vào cha mẹ. Biến chúng thành những đứa trẻ ích kỷ không nghĩ tới những người xung quanh.
Bố mẹ hay so sánh con với những người khác
Nhiều bậc cha mẹ thường hay so sánh con mình với người khác. Lấy con người khác làm tấm gương để con mình soi vào mà học theo. Nhưng trong thực tế, việc cha mẹ thường dùng những câu đại loại như: “sao con đạt điểm thấp thế, bạn A được những 10 điểm cơ đấy” hoặc “bạn B ngoan thế mà con lại hư vậy…”.. Vô tình sẽ dẫn đến việc tạo ra khoảng cách giữa bố mẹ và con cái. Không một đứa trẻ nào muốn mình bị đem ra so sánh với đứa trẻ khác, nhất là lại kém hơn mà thôi.
Điều này sẽ dẫn đến việc tạo ra khoảng cách giữa bố mẹ và con cái. Không một đứa trẻ nào muốn mình bị đem ra so sánh với đứa trẻ khác, nhất là lại kém hơn. Mỗi bé có những khả năng, điểm mạnh, điểm yếu riêng. Hãy nhìn nhận những điểm tốt và giúp con phát triển chúng thay vì so sánh.
Bố mẹ không thống nhất cách dạy con
Cha mẹ thường cậy mình là người lớn nên nói gì làm gì cũng được, nhiều bậc cha mẹ dạy con không nhất quán. Hôm trước, bạn yêu cầu con tự dọn dẹp đồ chơi; nhưng sang đến ngày hôm nay, bạn lại tự dọn dẹp mà không nói một lời. Hoặc bố muốn con làm thế này, nhưng mẹ lại không nhất quá với bố đâm ra to tiếng với nhau.
Việc cha mẹ không nhất quán trong cách dạy, hoặc nói mà không thực hiện. Sẽ khiến cho tẻ không sợ hãi trước nhưng yêu cầu của người lớn. Và chúng sẽ dễ bỏ qua mọi lời dạy dỗ của bạn.
Thường xuyên dọa nạt con
Nhiều ông bố bà mẹ khi dạy con hay muốn con làm theo ý mình thường dọa dẫm. Theo kiểu dọa ma, dọa cảnh sát bắt… Cách dạy con này không hề làm chúng sợ hãi. Mà thay vào đó bạn nên cho chúng hiểu rằng chúng đang làm sai và cần dừng ngay hành động sai trái của mình lại. Ngoài ra, việc dọa dẫm sẽ chỉ có thể áp dụng khi trẻ còn nhỏ không thể lâu dài; bởi nếu chúng đã lớn mọi lời dọa dẫm chỉ còn là trò hề mà thôi.
Thực tế, khi sợ hãi, trẻ không thể suy nghĩ chi tiết về hành vi của mình. Thay vào đó, trẻ sẽ rất lo lắng mỗi nhìn thấy cảnh sát, bác sĩ; hay những người mà bố mẹ thường lôi ra để dọa nạt. Ngoài ra, do não bộ đã quen xử lý nhanh thông tin gây sợ hãi. Trẻ sẽ càng dễ cảm thấy sợ hãi hơn.