Có thể nói, củ hành là một loại thực phẩm phổ biến và quá quen thuộc đối với căn bếp của người Việt. Củ hành ngoài việc sử dụng làm thành phần phụ trong món ăn thì còn rất nhiều tác dụng có lợi đến sức khỏe mà 90% người Việt không biết đến. Ngoài ra, củ hành là một trong những loại kháng sinh tự nhiên có thể chữa được rất nhiều bệnh hoặc làm giảm được nhiều bệnh. Lợi ích cụ thể của củ hành là gì? Cùng tìm hiểu các lợi ích của loại củ này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Thông tin tổng quan về củ hành
Củ hành (hay hành củ, hành tây) được trồng ở khắp mọi nơi trên thế giới; và có họ hàng gần với hẹ, tỏi, hành lá, hẹ tây và tỏi tây.
Chúng thường được sử dụng làm hương liệu hoặc món ăn phụ. Hương vị từ nhẹ và ngọt đến cay, tùy theo mùa.
Hành tây có thể được tiêu thụ khi chưa phát triển kích thước đầy đủ. Khi đó nó có thể được gọi là hành lá, hành củ.
Thành phần dinh dưỡng
Củ hành rất ít calorie, chỉ với 40 calorie/ 100g.
Theo trọng lượng thực tế, chúng chứa 89% nước, 9% carb; và 1.7% chất xơ với một lượng nhỏ protein và chất béo.
Các chất dinh dưỡng chính trong 100g củ hành sống bao gồm:
- Lượng calorie: 40
- Nước: 89%
- Chất đạm: 1.1g
- Carb: 9.3g
- Đường: 4.2g
- Chất xơ: 1.7g
- Chất béo: 0.1g
Lợi ích sức khỏe và cách sử dụng của hành đúng cách
Điều chỉnh lượng đường huyết
Bệnh tiểu đường loại 2 là một căn bệnh phổ biến, biểu hiện với lượng đường huyết cao.
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy củ hành có thể làm giảm lượng đường trong máu. Kết quả tương tự được chỉ ra ở người. Một nghiên cứu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2; cho thấy ăn 100g hành sống mỗi ngày dẫn đến việc giảm đáng kể lượng đường huyết.
Hành sống có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường nhưng điều này cần nghiên cứu thêm để có những minh chứng xác thực.
Sức khỏe xương khớp
Loãng xương là một vấn đề sức khỏe phổ biến; đặc biệt là ở phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh. Một chế độ ăn uống lành mạnh là một trong những biện pháp phòng ngừa chính.
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy củ hành giúp chống lại sự thoái hóa xương; và còn thậm chí làm tăng khối lượng xương.
Một nghiên cứu quan sát phụ nữ trên 50 tuổi cho thấy hành tây có liên quan đến quá trình thúc đẩy tăng mật độ xương.
Giảm nguy cơ mắc ung thư
Ung thư là một căn bệnh phổ biến, biểu hiện với sự phát triển không kiểm soát của tế bào. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.
Các nghiên cứu quan sát đã chỉ ra được mối liên quan giữa củ hành và việc giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư như ung thư dạ dày, ung thư vú, ruột kết và tuyến tiền liệt.
Làm dịu vết bỏng da, giảm đau
Nước hành có thuộc tính kháng viêm có thể làm dịu vết bỏng da. Vì vậy, khi bị bỏng nhỏ, chỉ cần chà một lát cắt củ hành lên khu vực bị bỏng sẽ có tác dụng.
Nước hành cũng có thể giúp giảm đau hoặc ngứa da do côn trùng đốt. Tương tự như trên, cắt một lát hành chà vào vết đốt để giảm triệu chứng.
Giảm đau bụng kinh, cảm cúm
Nếu bị đau bụng kinh, vài ngày trước khi bắt đầu có kinh; bạn chỉ cần ăn hành sống thường xuyên. Tác dụng này là nhờ hành có thuộc tính chống viêm tự nhiên.
Nếu bị mụn cóc ở bàn chân, chỉ cần bôi nước ép hành lên mụn, dần dần mụn sẽ lành và biến mất.
Nếu bạn bị cúm hoặc sốt, chỉ cần cắt vài lát hành; đặt chúng trong tất và đeo đi ngủ. Sáng hôm sau, cơn sốt sẽ giảm vì hành kích thích các huyệt ở bàn chân giúp giảm sốt và cũng làm giảm thân nhiệt.
Khi bị buồn nôn, uống 2 thìa nước hành, phương pháp này có thể giúp giảm buồn nôn và nôn.
Nếu tóc mọc chậm và không khỏe, bạn có thể bôi nước hành lên tóc và da đầu và sử dụng nó như mặt nạ dưỡng tóc. Hành kích thích nang tóc để tóc mọc nhanh và nhiều hơn.