Tổng hợp các cách phòng ngừa hít sặc ở người cao tuổi mà các bạn cần biết

Hít sặc là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tử vong và viêm phổi hít nặng ở người cao tuổi. Trong ăn uống do sơ suất hay bất cẩn là các tình trạng dễ dàng xảy ra. Vì vật để phòng ngừa hít sặc ở người bệnh có rối loạn nuốt thì cần phải cho ăn đúng cách. Hiện tượng ăn uống ở người già hay bị sặc là như thế nào? Các phương pháp phòng ngừa hít sặc ở người cao tuổi là gì? Mời các bạn tham khảo bài viết “Tổng hợp các cách phòng ngừa hít sặc ở người cao tuổi mà các bạn cần biết” để có câu trả lời cho các câu hỏi trên nhé!

Bác sĩ tại các bệnh viện nói gì về trường hợp bị hít sặc

Một số bác sĩ ở các bệnh viện cho biết: Bệnh viện thường xuyên tiếp nhận nhiều trường hợp bị hít sặc; chiếm đa số do chăm sóc tại nhà (trung bình 5 ca/tháng) dẫn đến nguy kịch, thậm chí tử vong. Ở người lớn tuổi, nguy cơ hít sặc xảy ra nhiều hơn. Hít sặc cũng là di chứng của đột quỵ nhồi máu não. Khoảng 52% trường hợp xảy ra sau đột quỵ cấp. Hít sặc, mắc dị vật đường thở ở người cao tuổi đặc biệt nguy hiểm vì hệ hô hấp; đường thở của họ thường đã yếu, lão hóa.

Hít sặc
Hít sặc là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm phổi hít nặng và tử vong ở người lớn tuổi

Vì vậy, rất dễ dẫn đến biến chứng viêm phổi hít; nhiễm trùng gây tử vong dù đã được nội soi lấy dị vật ra ngoài. Một nguy hiểm nữa khi hít sặc là dịch vị dạ dày tràn vào, có tính a xít sẽ gây tổn thương rộng đường hô hấp.

Cần lưu ý triệu chứng của hít sặc là ho; khò khè, khó thở và tím tái đối với trường hợp nặng. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường bị bỏ qua và điều trị sơ sài. Nhiều trường hợp bị hít sặc, có hạt cơm; mẩu thịt nhỏ rơi vào đường thở nhiều tháng, không được phát hiện và chỉ điều trị viêm hô hấp.

Viêm phổi hít phải: Tác hại “ghê gớm” của việc người già bị sặc khi ăn uống

Viêm phổi do rối loạn nuốt có nguyên nhân chủ yếu là do những “dị vật” nước bọt; mẩu thức ăn, đờm dãi, dịch vị trào ngược… rơi vào trong phổi. Các loại “dị vật” này sẽ gây nên các phản ứng viêm cũng như tạo tiền đề cho vi khuẩn xâm nhập phổi.

Nhiễm khuẩn khi bị sặc thức ăn, nước bọt, dịch tiết hầu họng… gần như là chắc chắn do trong nước bọt; dịch hầu họng đã có một số lượng đáng kể vi khuẩn sinh sống và thức ăn; nước uống cũng không phải hoàn toàn “vô khuẩn”. Thêm nữa, khi lọt vào phổi, các loại “dị vật” này sẽ làm phổi tổn thương thông qua các phản ứng viêm nhiễm và đây là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.

Biểu hiện của viêm phổi do rối loạn nuốt bao gồm các triệu chứng từ nhẹ đến nặng như ho nhiều. Ho, sặc xuất hiện sau khi nuốt nước bọt; trong khi đang ăn uống. Nhiều trường hợp rối loạn nuốt nặng; nên bệnh nhân bị ho sặc dữ dội với các biểu hiện của suy hô hấp: tím tái, thở rít; co thắt thanh môn và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Sau khi một lượng các chất tiết đường hô hấp, thức ăn… vào phổi; các triệu chứng viêm sẽ xuất hiện như ho khạc đờm vàng, sốt cao, đau ngực, khó thở; làm xét nghiệm máu thấy có bạch cầu, CRP, procalcitonin tăng cao chứng tỏ có nhiễm khuẩn. Chụp x-quang hoặc cắt lớp lồng ngực sẽ thấy hình ảnh phổi tổn thương viêm.

Các cách phòng ngừa hít sặc ở người cao tuổi

Điều trị hít sặc thường khó thành công; vì vậy biện pháp phòng ngừa là rất cần thiết. Để đề phòng, người nhà cần nhận biết dấu hiệu rối loạn nuốt gồm: Khi ăn uống hay bị rơi ra ngoài, hay chảy nước bọt; nhiều đàm, khó khăn khi nhai cắn, ăn chậm không nhai nuốt mà ngậm thức ăn trong miệng. Cần nghĩ ngay đến hóc dị vật, hít sặc. Kiểm tra và cho người cao tuổi đi khám ngay khi có triệu chứng: ho sặc khi nuốt, khi đang nhai; thay đổi giọng nói hay tốc độ nói sau ăn, viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần,…

Điều trị hít sặc
Điều trị hít sặc thường khó thành công

Chú ý quá trình chăm sóc người cao tuổi

Ngồi khi ăn, không được nằm khi ăn hoặc uống; chỉ ăn uống khi tỉnh táo ăn, uống chậm, từng muỗng, từng ngụm nhỏ; để thức ăn phía bên môi và lưỡi mạnh (bên yếu thức ăn bị chảy ra ngoài); nhắc người bệnh nuốt bằng lời nói hoặc bằng động tác sờ vào 2 bên má; dùng tay hỗ trợ môi, hàm, cằm của người bệnh nếu khó mở miệng; không nói khi đang nhai và nuốt; nhắc người bệnh nuốt nước bọt hoặc nhổ ra; nuốt 2-3 lần cho hết trước khi ăn, uống muỗng tiếp theo; khi ăn canh, phở ăn riêng phần nước với phần cái; đủ ánh sáng.

Tránh các yếu tố gây xao lãng như tivi, radio, đông người; cần động viên, khuyến khích, kiên nhẫn và giữ bầu không khí thoải mái, vui vẻ cho người bệnh; cần vệ sinh miệng cho người bệnh sau khi ăn; không sử dụng mật ong vì dễ gây sâu răng và phát triển vi khuẩn; không dùng nước súc miệng có cồn vì sẽ làm khô miệng, dễ gây tình trạng viêm và nhiễm trùng cho người bệnh.

Chế biến thức ăn đúng cách

Thức ăn cần được cắt nhỏ, nấu mềm; lỏng hoặc xay nhuyễn nếu bệnh nhân không nhai được. Với người bệnh bị ho sặc, thức uống cần được chế biến đặc hơn; do chất lỏng chảy nhanh hơn, khiến bệnh nhân dễ bị sặc.

Bên cạnh đó, không nên cho người bệnh ăn thức ăn khô, kích thước lớn; có nhiều sợi xơ, dai, khó cắn, khó nhai; thức ăn bị rời rạc thành từng miếng nhỏ; thức ăn dễ dính vào răng, nướu và đọng lại trong má như bánh, kẹo dừa,..

Khi cho ăn cần chọn tư thế đúng

Ngồi ăn: ngồi sâu vào lòng ghế, cùi chỏ để ở độ cao ngang mặt bàn, chân để thẳng, lòng bàn chân chạm đất, cạnh bàn cách cơ thể 1 nắm tay, đầu hơi cúi về phía trước.

Ngồi thẳng lưng trên giường: chêm gối dưới đầu gối người bệnh, nâng cao đầu giường 900, chêm gối sau lưng (nếu cần).

Tư thế đúng
Tư thế đúng khi cho người bệnh ăn sẽ giúp người bệnh không bị sặc

Nằm ăn tại giường: chêm gối dưới đầu gối người bệnh, nâng cao đầu giường 600, chêm gối dưới hông bên liệt, bên lành thấp hơn bên liệt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *