Tình trạng tiểu không tự chủ khá phổ biến ở người cao tuổi. Rối loạn này nhiều khi chưa được báo cáo và không được nhận biết. Nhiều bác sĩ không hỏi về tiểu không tự chủ của bệnh nhân và bệnh nhân không khai vấn đề với bác sĩ của họ. Bệnh tiểu không tự chủ này thường gặp ở phụ nữ và người cao tuổi, có ảnh hưởng đến khoảng 15% nam giới lớn tuổi và 30% nữ giới lớn tuổi. Do đó, cần có các phương pháp luyện tập, điều trị hỗ trợ giúp người già. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của thadnjen để hiểu hơn về bệnh này nhé!
Khái niệm về tiểu không tự chủ ở người già là gì?
Bình thường, nước tiểu được thận bài tiết và dự trữ ở bàng quang; khi bàng quang chứa đầy nước tiểu sẽ có phản xạ qua dây thần kinh đi tới não; từ đó có luồng thần kinh chỉ huy đi trở lại bàng quang làm cho bàng quang co bóp; để đẩy nước tiểu ra ngoài tạo nên trạng thái tiểu tiện.
Đối với người già, chức năng của thận và bàng quang hoạt động kém hơn; nên nước tiểu trong bàng quang không được tống ra hết và không kiểm soát được việc đóng mở cơ vòng tại bàng quang; nên gây rối loạn tiểu tiện ở người cao tuổi, cụ thể là rò rỉ nước tiểu trong những trường hợp như ho, hắt hơi,…
Tiểu không tự chủ là một dấu hiệu hoặc triệu chứng của rối loạn chức năng đường tiểu; thường gặp và gây khó chịu ở người cao tuổi. Tỷ lệ mắc chứng tiểu không tự chủ tăng theo tuổi và mức độ suy yếu của cơ thể.
Tiểu không tự chủ ở người già gây phiền toái cho người bệnh và cả người chăm sóc; tạo sự tự ti, mặc cảm hạn chế giao tiếp xã hội, nặng hơn là gây đại tiện không tự chủ; rối loạn tâm thần, hạnh phúc của người bệnh.
Bên cạnh đó, tiểu tiện không kiểm soát có thể gây nên nhiễm trùng đường tiết niệu do nước tiểu ứ đọng trong bàng quang; gây nhiễm trùng bàng quang; sau đó gây viêm ngược dòng lên thận làm viêm đài bể thận, ứ mủ; nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới suy thận.
Phân loại
Tiểu gấp không tự chủ
Tiểu gấp không tự chủ là sự rò rỉ nước tiểu không kiểm soát được (thể tích nước tiểu từ trung bình đến nhiều); xảy ra ngay khi có nhu cầu đi tiểu khẩn cấp, không thể nhịn được. Tiểu đêm và tiểu dầm về đêm là phổ biến. Sự tiểu gấp không tự chủ là thể phổ biến nhất của tiểu không kiềm chế được ở người cao tuổi; nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người trẻ tuổi hơn. Tình trạng thường nặng hơn do dùng lợi tiểu; và bị trầm trọng hơn do không có khả năng nhanh chóng đi đến nhà vệ sinh. Ở phụ nữ, viêm teo âm đạo, thông thường do tuổi già; góp phần làm mỏng đi và kích thích niệu đạo và tiểu gấp.
Tiểu không tự chủ dưới áp lực
Tiểu không tự chủ dưới áp lực là sự rò rỉ nước tiểu do áp lực trong ổ bụng tăng đột ngột; (ví dụ, ho, hắt hơi, cười, uốn hoặc nâng). Thể tích rò rỉ thường từ thấp đến trung bình. Đây là loại phổ biến thứ hai của tiểu không tự chủ ở phụ nữ; chủ yếu là do các biến chứng của sinh đẻ và sự phát triển của viêm niệu đạo teo. Nam giới có thể gặp tiểu không tự chủ dưới áp lực sau khi làm các thủ thuật như cắt tiền liệt tuyến toàn bộ. Tiểu không tự chủ dưới áp lực thường nghiêm trọng hơn ở người béo phì; vì áp lực từ các thành phần trong ổ bụng đè trên đầu bàng quang.
Tiểu không tự chủ ở người già là nguyên nhân từ đâu?
Chứng tiểu tiện không tự chủ ở người già có nguyên nhân bắt nguồn từ hệ thần kinh thực vật; và bàng quang của người bệnh.
Một số nguyên nhân gây nên tiểu không tự chủ ở người già gồm:
- Cơ bức niệu hoạt động quá mức: Hoạt động quá mức của cơ bức niệu (có thể do có sỏi bàng quang hoặc khối u); làm cho bàng quang không thể ức chế được; dẫn đến rối loạn tiểu tiện ở người cao tuổi. Đây là nguyên nhân hay gặp nhất về tiểu tiện không tự chủ ở người cao tuổi.
- Tâm lý: Trạng thái tâm thần, thần kinh không ổn định, hay gặp nhất là stress; mê sảng, bồn chồn, lo lắng gây ra tiểu tiện không tự chủ ở người già
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Đối với người cao tuổi, hoạt động của thận; và bàng quang đều bị suy giảm nên khi tiểu tiện không thể tống nước tiểu ra bên ngoài hết; nên dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu gây tiểu tiện không tự chủ.
- Một số bệnh lý khác gây tiểu không tự chủ ở người già: Viêm teo âm đạo và viêm teo niệu đạo; tiền liệt tuyến ở nam giới; bệnh đái tháo đường gây khát nhiều nên uống nhiều nước và đái nhiều; bệnh suy tim… hoặc do béo phì làm gia tăng cân nặng, chèn ép tới bàng quang.
- Do sử dụng một số loại thuốc: Thuốc cũng có thể gây tiểu không tự chủ ở người già.
Các phương pháp phòng ngừa tiểu không tự chủ ở người già
- Không uống đồ có chất kích thích: Người già khi bị chứng tiểu không tự chủ thì không nên dùng các đồ uống có cafein; bởi các chất này sẽ gây kích thích hệ thần kinh trung ương; giãn cơ thắt niệu đạo, lợi tiểu,… nên gây tiểu gấp, tiểu nhiều lần.
- Tập thể dục đều đặn: Đặc biệt là người già nên tập các bài tập Kegel để vừa giảm cân nặng; giảm áp lực lên bàng quang, tăng lượng nước tiểu được chứa đựng, nên sẽ hạn chế được việc rò rỉ nước tiểu.
- Kiểm soát lượng nước: Mỗi ngày chỉ nên uống 1500-2000ml nước là hợp lý; nên hạn chế việc uống nước vào buổi tối, nhất là trước khi đi ngủ.
- Luyện tập bàng quang và thói quen đi tiểu: Nên đi tiểu theo giờ, tránh đi tiểu ngay khi có cảm giác mắc tiểu; việc làm này có thể cải thiện triệu chứng sau vài tháng; thích hợp với tiểu không kiểm soát gấp và tiểu không kiểm soát hỗn hợp.
- Điều trị nguyên nhân gây ra tiểu không kiểm soát ở người già: Một số bệnh lý (suy tim, đái tháo đường; bệnh phổi tắc nghẽn, rối loạn tâm thần, rối loạn nhận thức,…) gây ra việc đa niệu, tăng áp lực ổ bụng; rối loạn thần kinh trung ương,… dẫn đến tiểu không kiểm soát. Do đó, cần phải điều trị những bệnh lý dứt điểm; để phòng ngừa việc tiểu không tự chủ ở người già..