Một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ chính là bệnh quai bị. Nếu trẻ em bị căn bệnh này mà bố mẹ không chú ý có thể để lại những biến chứng rất nguy hiểm. Có thể là biến chứng nặng về viêm màng não, viêm não, viêm buồng trứng…. và ảnh hưởng đến sự phát triển và cuộc sống sau này của bé. Điều đáng quan tâm ở đây là hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc biệt cho căn bệnh quai bị này. Triệu chứng bệnh quai bị là gì, nguyên nhân từ đâu? Cách phòng ngừa bệnh quai bị đúng cách như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của thadnjen.
Trẻ em bị bệnh quai bị là như thế nào?
Bệnh quai bị do virus Paramyxovirus hoặc siêu vi gây ra; bệnh thường xuất hiện vào mùa đông xuân, ở trẻ em ở độ tuổi từ 5 – 14 tuổi; và thường không xảy ra ở trẻ em dưới 1 tuổi nhờ sự miễn dịch thụ động ở mẹ truyền qua.
Bệnh quai bị ở trẻ có đặc trưng là xưng tuyến nước bọt, bệnh lây truyền qua nước bọt; ho, hắt hơi và khi dùng chung những vật dụng cá nhân.
Bệnh quai bị ở trẻ em có nguyên nhân từ đâu?
Nguyên nhân chính xuất phát từ loại virus có tên gọi là Paramyxovirus. Chỉ cần một người nhiễm virus này thì những người xung quanh rất dễ bị lây nhiễm.
Con đường lây truyền chính của bệnh thông qua đường hô hấp; cho nên chỉ cần người bệnh hắt hơi hay ho thì những người xung quanh cũng có nguy cơ nhiễm bệnh. Môi trường dễ lây truyền nhất là những nơi đông người như: nhà trẻ, trường hoc, khu vui chơi…
Trẻ em có dấu hiệu như thế nào được goi là bệnh quai bị?
Căn bệnh không bộc phát ngay lập tức mà thường sẽ ủ trong 18-25 ngày trong cơ thể trẻ; mà không có bất kỳ một triệu chứng nào để nhận biết. Sau thời gian này thì trẻ sẽ có triệu chứng đầu tiên là sốt cao 38-38,5 độ; nhức đầu, nôn và sưng tuyến nước bọt. Trong đó, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là sưng tuyến mang tai, dái tai bạnh ra ngoài; má phệ, da căng phồng lên nhưng không bị đỏ hay đau. Những cơn nhức đầu sẽ ngày càng nặng, miệng khô và khó nuốt khiến trẻ chán ăn; ngủ kém cũng như luôn mệt mỏi.
Nếu như không được chữa trị kịp thời, bé có thể xảy ra một số biến chứng như viêm tinh hoàn; viêm màng não, viêm buồng trứng, viêm tuy và một số biến chứng nguy hại khác. Tình trạng viêm tinh hoàn ở trẻ có thể dẫn đến teo tinh hoàn; và một số ít trong đó có khả năng dẫn đến vô sinh.
Quai bị lây qua đường nào?
Rất nhiều người thắc mắc, vậy quai bị lây qua đường nào? Câu trả lời là, quai bị lây qua đường hô hấp. Cụ thể là khi:
- Bệnh nhân ho hoặc hắt hơi.
- Sử dụng chung đồ vật với người bị nhiễm bệnh. Một người bị bệnh chạm lên mũi hoặc miệng, sau đó chạm vào một đồ dùng khác và người lành vô tình dùng chung đồ dùng đó cũng có nguy cơ nhiễm bệnh.
- Ăn uống chung với người bị nhiễm bệnh.
Tóm lại, bạn có thể hiểu là khi virus gây bệnh có trong nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng của bệnh nhân và khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện, khạc nhổ,… mà vô tình người lành hít trực tiếp, dùng chung đồ đạc có chứa virus do bệnh nhân thải ra thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
Những hạt nước bọt chứa virus sống gây bệnh có thể phát tán mạnh trong phạm vi 1,5 m và khi gặp gió các hạt nước bọt chứa virus có thể phát tán xa hơn. Nếu không được phòng ngừa sẽ rất dễ bùng phát thành ổ dịch.
Bệnh quai bị cần điều trị như thế nào?
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu chữa trị bệnh quai bị; chỉ tập trung vào giảm triệu chứng cho đến khi cơ thể trẻ khỏe hẳn. Tốt nhất, phụ huynh cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán; và điều trị một cách chính xác. Bên cạnh đó, phụ huynh cần lưu ý các điều sau:
- Cần cho trẻ một chế độ nghỉ ngơi hợp lý: không cho trẻ vận động nhiều; đặc biệt trong trường hợp trẻ sưng tinh hoàn thì trẻ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.
- Chế độ dinh dưỡng: không kiêng cữ, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ; thông thường các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn, cần phải chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Nếu trẻ sốt hoặc quá đau, có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt.
- Cho trẻ uống nhiều nước
- Không cho trẻ ra ngoài để tránh gió; nên giữ trẻ trong nhà cho đến khi vùng sưng tấy có dấu hiệu giảm. Trẻ mắc bệnh không cho đến trường; các khu vực vui chơi công cộng vì có thể lây bệnh cho những bạn khác.
- Vệ sinh cá nhân và tẩy uế sát trùng các chất dịch tiết ra.
- Tránh tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai đề phòng nhiễm độc.
Bệnh quai bị cần có cách phòng ngừa như thế nào?
Phụ huynh cần chú ý không cho trẻ tiếp xúc với người bị quai bị vì có thể lây bệnh rất dễ dàng. Đặc biệt vào mùa dịch bệnh, hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người, tìm ẩn nguy cơ mắc bệnh
Ngoài ra, cần cho trẻ trên 1 tuổi đi tiêm vacxin phòng ngừa bệnh quai bị tại các trung tâm y tế.
Bệnh quai bị ở trẻ em thường có thể khỏi mà không để lại ảnh hưởng nếu được chăm sóc đúng, do đó nếu nhận thấy các triệu chứng của bệnh thì bạn hãy cho trẻ tới ngay bác sĩ để có cách điều trị hiệu quả và đúng đắn.