Nhà bếp là nơi sinh hoạt và tập trung ăn uống của mỗi gia đình còn nhà vệ sinh lại là nơi không sạch sẽ dù có vệ sinh nhiều đi chăng nữa. Đó là lý do quá trình xây dựng nhà bếp và nhà vệ sinh người ta thường đặt cách xa nhau. Tuy nhiên, đối với những căn nhà có diện tích nhỏ hẹp đặc biệt là ở thành phố, người ta thường bố trí nhà bếp và nhà vệ sinh cạnh nhau. Vậy nếu nhà bếp và nhà vệ sinh bố trí như vậy thì có ảnh hưởng gì không? Cách xây dựng nhà bếp và nhà vệ sinh như thế nào cho hợp phong thủy?
Kiêng kị xây dựng nhà bếp đối diện nhà vệ sinh
Khi bố trí nội thất phòng bếp đối diện nhà vệ sinh là điều kiêng kị tuyệt đối. Theo quan niệm dân gian, bếp là khu vực tượng trưng cho tài lộc; nơi gia đình đoàn tụ và có bữa cơm ngon. Nhà vệ sinh lại là nơi chứa nhiều chất bẩn, nhiều khí xấu (theo phong thủy). Vì vậy nhà bếp, nhà vệ sinh đối diện nhau ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của gia chủ.
Trong ngũ hành, nhà vệ sinh là khí thủy còn nhà bếp là khí hỏa. Hai không gian đặt đối diện sẽ xung khắc khiến gia đình mất hòa khí; bệnh tật liên miên. Gia chủ có thể tạo vật cản bằng tấm bình phong hoặc tấm mành che chắn hai không gian. Đó sẽ là vật cản hóa giải hai luồng khí xung khắc này mang đến không gian hợp lý.
Cách xây dựng nhà bếp và nhà vệ sinh không dựa lưng nhau
Thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh đặt cạnh nhau là giải pháp hiệu quả cho căn hộ chung cư diện tích nhỏ. Để đảm bảo yếu tố phong thủy khi bếp dựa vào tường nhà vệ sinh cần tính toán, phân bổ không gian một cách hợp lý. Nội thất bếp cần thiết kế đơn giản tránh chi tiết rối mắt nhưng phải đủ công năng sử dụng. Phong thủy phòng bếp là việc không tạo ra nhiều góc khuất, cạnh thừa, những khoảng chết về không gian.
Song song với phong thủy phòng bếp bạn cần bố trí nhà vệ sinh hợp lý về màu sắc. Nhà vệ sinh ưu tiên chọn màu nâu, xám,… đồng thời không nên lạm dụng nhiều màu trắng và màu nóng.
Cách xây dựng nhà bếp và nhà vệ sinh ở trung tâm nhà
Phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh hạn chế tuyệt đối đặt ở trung tâm nhà. Đây là 2 khu vực riêng tư của mỗi gia đình nên không được đặt ở vị trí náo nhiệt, ồn ào. Đặc biệt bố trí nhà bếp và nhà vệ sinh ở trung tâm nhà ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thành viên trong gia đình.
Bếp sẽ là nơi thường xuyên nấu nướng có dầu mỡ, tiếng động, mùi … sẽ bay khắp căn nhà. Nhà vệ sinh là nơi để giải quyết nhu cầu cá nhân và chứa nhiều khí uế, vi khuẩn. Đặt 2 khu vực ở trung tâm vô hình chung ảnh hưởng đến tài lộc, vượng khí của gia đình.Bởi vậy, tốt nhất ở chính giữa ngôi nhà không nên thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh. Hãy để vị trí này sao cho yên tĩnh và đẹp mắt nhất. Đây chính là điểm nhấn của ngôi nhà tạo nên vẻ đẹp cho toàn bộ không gian nội thất.
Cách hóa giải nhà bếp và nhà vệ sinh đặt cạnh nhau
Thông thường nhà bếp và nhà vệ sinh không nên đặt cạnh nhau bởi như thế là không hợp theo phong thủy nhà ở, nhưng nếu như nhà bạn đã trót bố trí nhà bếp và nhà vệ sinh cạnh nhau thì cũng có cách hóa giải như sau để làm giảm bớt đi khí xấu do phong thủy nhà ở mang lại.
– Phải luôn đóng cửa nhà vệ sinh bằng cách đặt một rèm cửa trước nhà vệ sinh. Điều này sẽ giúp giữ cho năng lượng xấu của nó không bị lan rộng ra toàn bộ ngôi nhà, đặc biệt là ở trong nhà bếp.
– Luôn giữ gìn, vệ sinh nhà vệ sinh luôn luôn sạch sẽ.
– Nếu như tường bếp nhà bạn và tường nhà vệ sinh chung nhau lời khuyên dành cho bạn đó là nên chọn màu tường sơn khác nhau trên hai bức tường đối diện
– Bên cạnh đó bạn có thể tạo ra một điểm nhấn giữa hai khu vực này, nó sẽ thu hút nguồn năng lượng từ sự hòa trộn và mang lại cảm giác về vẻ đẹp thẩm mỹ. Bạn hãy lựa chọn màu sắc và hình ảnh theo yêu cầu phong thủy cho từng khu vực cụ thể của không gian bếp và sát nhà vệ sinh.
Những lưu ý về yếu tố phong thủy
Để bố trí nhà bếp và nhà vệ sinh hợp lý bạn cần hạn chế tuyệt đối những điều kiêng kị. Đồng thời trong quá trình bố trí bạn cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây:
Đóng cửa nhà vệ sinh khi không dùng nhằm ngăn ngừa các mùi hôi khó chịu. Đồng thời điều này tránh để khí độc ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong gia đình.
Trong khu bếp có nhiều thiết bị như bếp từ, bình ga, quạt thông gió, chén, bát đĩa,… nên tránh để trẻ nhỏ chơi trong khu vực này.
Nhà vệ sinh cần thường xuyên vệ sinh, lâu chùi, tẩy rửa bằng hóa chất
Phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh đòi hỏi căn bếp trong trạng thái khô ráo và sạch sẽ.
Dụng cụ nấu ăn, bát; đĩa nên được dọn rửa sạch sẽ ngay sau khi ăn xong. Điều này giúp các dụng cụ tránh vi khuẩn xâm nhập ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu như đảm bảo không gian bếp luôn sạch sẽ; nhà vệ sinh luôn khô thoáng và thơm tho thì bạn có thể an tâm hưởng thụ cuộc sống như cách mà bạn mong muốn.
Thiết kế phòng bếp chuẩn phong thuỷ; thiết kế quan tâm và chú trọng đến hướng và vị trí của từng chức năng, bạn hoàn toàn có thể làm chủ không gian sống của mình. Thiết kế chuẩn phong thuỷ sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho không gian sống, đồng thời có thể giúp bạn gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Cách bố trí phòng bếp và nhà vệ sinh hợp phong thủy
Bếp đặt tại cung Sanh Khí: phụ nữ có khả năng bị hư thai, có thể không sinh được con, hoặc có con nhưng không thông minh, không được tài lộc.
Cung Phúc Đức: tuổi thọ giảm, hôn nhân không thành. Nếu có gia đình thì vợ chồng bất hòa, tốn của, bệnh hoạn, túng quẫn.
Cung Thiên Y: Gia chủ ốm yếu, lâm bệnh nặng, thuốc thang lâu khỏi, thầy thuốc khó tìm ra bệnh.
Cung Tuyệt Mệnh: Gia đình bình an, không bệnh tật, tăng tuổi thọ, phát tài, nhiều con, không bị Hỏa tai.
Cung Lục Sát: phát cả Đinh lẫn Tài, vô bệnh tật, ít kiện cáo, cửa nhà yên ổn.
Cung Ngũ Quỷ: không trộm cướp, người giúp việc trung thành, vô bệnh hoạn, phát tài, lục súc thịnh vượng.
Cung Họa Hại: bất thoái tài, bất thương nhân, không bệnh hoạn, không kiện tụng.
Như vậy khi chọn vị trí đặt bếp, gia chủ nên chọn vị trí xấu (hướng Tuyệt Mệnh, Lục Sát, Ngũ Quỷ, Họa Hại) nhưng nhìn ra hướng tốt (Sanh khí, Phúc Đức, Thiên Y, Phục Vị). Ngoài ra, tránh những lỗi phong thủy phòng bếp mà nhiều người hay mắc phải. Ngược lại nhà vệ sinh bạn nên đặt ở vị trí xấu; đồng thời cũng nhìn ra hướng xấu như vậy mới là tốt.