Rối loạn tiêu hóa ở trẻ lâu ngày sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí tuệ và chúng ta có thể phòng tránh được bệnh khi cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho trẻ. Theo báo cáo của viện dinh dưỡng thì có tới 47% có biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ, tình trạng này có thể thường xảy ra trong các trường hợp khi sử dụng kháng sinh hay chế độ ăn uống không hợp lý. Những thay đổi trong chế độ ăn uống hằng ngày có thể gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Chính vì vậy các bậc phụ huynh cần lưu ý đến về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ để phòng ngừa bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể xảy ra.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì?
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là tình trạng thay đổi hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa. Với các biểu hiện như đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn, nôn trớ, tiêu chảy, táo bón… làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ, khiến trẻ chậm lớn, chậm tăng cân. Gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ không hợp lý sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa. Trong khi đó, hệ vi sinh của trẻ chưa phát triển hoàn thiện hoặc có các hoạt động không bình thường và dễ dàng bị rối loạn tiêu hóa. Trẻ ăn nhiều đồ ngọt, ít chất xơ, ít nước khiến trẻ có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa cao; béo phì và lười ăn, không hấp thu dinh dưỡng. Trẻ bị bệnh nếu sử dụng nhiều kháng sinh cũng khiến hệ tiêu hóa bị tổn thương. Dẫn tới rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu dinh dưỡng.
Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ thường bị tiêu chảy cấp như đi phân lỏng 3 lần/ngày và kéo dài không quá 14 ngày. Dấu hiệu này thường đi kèm với biểu hiện mệt mỏi, kém ăn, không chịu chơi, đột ngột nôn trớ, sốt, chướng bụng ở trẻ. Táo bón cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy trẻ bị rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, ít xơ, ít nước. Nếu trẻ có biểu hiện đi ngoài không thường xuyên, 2 – 3 ngày mới đi, phân khô, rắn, màu đen, cứng thì con đã bị rối loạn tiêu hóa.
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
– Do sức đề kháng của trẻ còn yếu: ở trẻ em hệ vi sinh vật có lợi đường ruột chưa đủ mạnh để tạo thành hàng rào bảo vệ cho cơ thể vì thế trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa sau khi uống sữa, ăn các thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc sau khi bé bị viêm đường hô hấp với các triệu chứng như sổ mũi, ho, có đờm nhiều.
– Do khẩu phần ăn không hợp lý: khi trẻ ăn quá no hoặc quá nhiều một loại thực phẩm nào đó hoặc ăn quá nhiều đồ ăn giàu mỡ và protein, với nguyên nhân này trẻ thường có các biểu hiện như đầy bụng, khó tiêu, có thể buồn nôn.
Chế độ ăn khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp với độ tuổi. Nhằm giúp cân bằng đường ruột, tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Cụ thể cần tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng sau:
Bữa ăn của trẻ phải đủ 4 nhóm chất gồm: chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Thực đơn cần phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Các món ăn phải đảm bảo an toàn, chế biến sạch, ăn chín uống sôi.
Chia nhỏ bữa ăn, không nên ép trẻ ăn.
Thức ăn cần nấu mềm và nhuyễn hơn, dễ nuốt.
Lựa chọn các loại thức ăn dễ tiêu, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Không cho trẻ ăn những thực phẩm cay nóng, khó tiêu, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ bị rối loạn tiêu
Sữa mẹ là nguồn thức ăn chứa nhiều dưỡng chất cần cho trẻ; nhất là trẻ mới sinh cho đến 6 tháng tuổi. Sữa mẹ sẽ giúp ngăn ngừa mất nước khi bị tiêu chảy, làm mềm phân cho trẻ bị táo bón. Đồng thời bổ sung các dưỡng chất và kháng thể giúp chống lại vi khuẩn gây hại trong đường ruột. Do đó khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên cho trẻ bú nhiều lần; rút ngắn khoảng cách giữa các lần bú mẹ.
Với trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi, ngoài bú mẹ trẻ đã ăn thêm một số thức ăn; được cung cấp từ bột loãng rồi bột đặc có chất xơ, chất béo. Để cải thiện rối loạn tiêu hóa thì mẹ không nên sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo. Vì thực phẩm này có thể làm rối loạn trầm trọng hơn.
Trẻ trên 1 tuổi khi bị rối loạn tiêu hóa vẫn tiếp tục bú mẹ và cho ăn thêm cháo. Hạn chế tối đa các thực phẩm nhiều đạm, ngọt vì khiến trẻ khó hấp thu; dễ bị táo bón, đau bụng, chướng bụng, khó tiêu. Tăng cường cho trẻ uống nước; và ăn nhiều thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như trái cây, rau xanh. Nên cho trẻ ăn trái cây theo mùa, hạn chế trái cây, rau củ trái mùa. Vì nhiều chất bảo quản, có nguy cơ gây ngộ độc và rối loạn tiêu hóa cho trẻ. Nên cho trẻ ăn nhiều các loại thịt trắng, hải sản với lượng hợp lý. Vì thực phẩm này dễ hấp thu và tốt cho sức khỏe của trẻ.