Nguyên tắc dinh dưỡng khi trẻ bị ho, giúp trẻ nâng cao sức đề kháng

Trẻ bị ho nên ăn gì để nhanh khỏi và những thực phẩm nào không nên cho trẻ ăn, đó là nỗi băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh. Ho rất khó chữa trị dứt điểm, nên khi trẻ bị ho cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm góp phần tăng sức đề kháng để trẻ có thể chống chọi với những cơn ho khó chịu. Dù vậy nhưng không phải bậc phụ huynh nào cũng nắm được những nguyên tắc dinh dưỡng khi trẻ bị ho để có thể giúp trẻ luôn khỏe mạnh được. Vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết này nhé.

Trẻ bị ho cần bổ sung đầy đủ các chất

Trước tiên, chế độ dinh dưỡng cho trẻ vẫn cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột (chủ yếu từ các loại ngũ cốc); chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ…); chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật); vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, quả tươi…).

Các món ăn được nấu loãng, dễ tiêu

Khi trẻ bị ho nên cho trẻ ăn thức ăn loãng như cháo, súp… Những món ăn này dễ nuốt, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng. Nên cho trẻ ăn thức ăn khi còn ấm, ăn ngay khi vừa chế biến xong.

Trẻ cũng có thể ăn cá, cua nhưng khi bị ốm, ho, trẻ thường nhạy cảm với mùi vị, dễ bị nôn trớ. Vì vậy, nên chọn những thức ăn hàng ngày trẻ thích ăn có mùi vị dễ chịu.

Các thực phẩm giàu vitamin A, kẽm, sắt

Các thực phẩm giàu vitamin A, kẽm, sắt
Các thực phẩm giàu vitamin A, kẽm, sắt

Chế độ ăn của trẻ bị ho cần ưu tiên những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như vitamin A, C,E, kẽm… để tăng cường sức đề kháng. Nguồn thực phẩm giàu vitamin A, E, kẽm bao gồm: thịt, sữa, lòng đỏ trứng; các loại rau, trái cây có màu đỏ hoặc vàng như cà chua, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài; cải bó xôi, rau ngót, bông cải xanh…

Để bổ sung vitamin C nên sử dụng các loại rau như: rau ngót, rau dền, mồng tơi, cà chua, bắp cải, bông cải xanh; hạn chế các loại trái cây có tính axit như cam, chanh…

Không cho trẻ ăn quá nhiều

Khi ho trẻ thường khó chịu, cổ họng có nhiều đờm nhớt nên rất dễ nôn trớ. Vì vậy, không nên ép trẻ ăn nhiều trong một bữa. Nên chia nhỏ bữa ăn, hoặc cách khoảng 2 tiếng cho trẻ ăn thêm bữa phụ như uống sữa, uống nước trái cây. Đối với trẻ còn bú cũng vậy, nên cho trẻ bú theo nhu cầu, bú làm nhiều lần khi trẻ thấy dễ chịu.

Những thực đơn dành cho trẻ khi bị ho

Cha mẹ có thể tham khảo gợi ý thực đơn trong ngày cho trẻ như sau:

– Bữa sáng cho trẻ ăn súp thịt gà rau củ.

+ Bữa phụ (cách khoảng 2 tiếng) cho trẻ uống sữa.

– Buổi trưa cho trẻ ăn cháo thịt bò cà chua.

+ Bữa phụ cho trẻ uống sữa.

– Buổi tối ăn cháo tôm bí đỏ.

+ Bữa phụ trẻ uống thêm sữa hoặc bú mẹ.

Những thực phẩm khi trẻ bị ho không nên ăn

Những thực phẩm khi trẻ bị ho không nên ăn
Trẻ bị ho không nên ăn đồ lạnh

– Không ăn thực phẩm chế biến sẵn. Sử dụng thức ăn, đồ uống lạnh là một trong những nguyên nhân gây ra ho hay viêm họng ở trẻ nhỏ. Những đồ ăn thức uống này có thể kích thích cổ họng khiến triệu chứng ho tăng lên. Trẻ em bị ho do dị ứng cũng không nên uống đồ uống có gas vì nó có thể gây ra những cơn ho kéo dài.

– Thực phẩm chứa nhiều dầu, mỡ sẽ khiến cho trẻ có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa. Ăn nhiều món ăn chứa dầu mỡ cũng làm sản sinh nhiều đờm, làm tình trạng ho ở trẻ trở nên trầm trọng.

– Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo, nhiều gia vị dễ gây kích thích họng, tăng đờm nhớt, gây đầy bụng khó tiêu… khiến các triệu chứng trầm trọng hơn, bệnh lâu khỏi, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ.

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị ho 

  • Cho trẻ nghỉ ngơi, giữ cơ thể thoáng mát khi trời nóng và đủ ấm khi trời lạnh.
  • Xúc miệng nước muối ấm
  • Cho trẻ uống nhiều nước giúp làm loãng đờm
  • Ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu và chia làm nhiều bữa nhỏ hơn bình thường vì khi ho – trẻ dễ bị nôn trớ do họng bị kích thích bởi các chất tiết đọng lại, hoặc do trẻ chưa biết cách ho khạc đờm ra ngoài nên thường nuốt đờm.
  • Nếu trẻ ho có đờm, cha mẹ nên vỗ rung vùng lưng giúp trẻ ho ra đàm dễ hơn
  • Nhỏ thuốc sát khuẩn và làm thông mũi nếu có nghẹt mũi.
  • Sử dụng một số vị thuốc/bài thuốc thảo dược dân gian có tác dụng làm dịu cơn ho.
  • Không tự ý dùng kháng sinh mà phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa.

Cha mẹ nên đảm bảo môi trường xung quanh trẻ thoáng khí, sạch sẽ và tránh các tác nhân có hại cho đường hô hấp như khói thuốc lá, bụi bẩn,…để trẻ có một sức khỏe tốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *