Thời điểm thích hợp bà bầu nên uống nước mía

Nước mía là thức uống giải khát ngon, bổ rẻ. Với lượng đường nước mía cung cấp giúp chúng ta cảm thấy sảng khoái hơn khi bị mệt mỏi hoặc thời tiết nắng nóng. Nước mía còn cung cấp đến 70% lượng đường cho sự phát triển của thai nhi. Bà bầu sử dụng thường xuyên sẽ tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai thời điểm thì nó sẽ phản tác dụng đem tới trường hợp ngoài ý muốn. Thadnjen sẽ giúp bạn giải đáp một số thắc mắc để bà bầu có thể uống mía đúng cách để mang lại lợi ích tốt nhất.

Thời điểm nên uống nước mía

Nước mía có vị ngọt tự nhiên, tương đối lành tính và chứa nhiều dưỡng chất. Như kali, canxi, sắt, vitamin A, B, C… tốt cho sức khỏe của bà bầu. Loại đồ uống này có khoảng 70% là các loại đường tự nhiên. Nó còn cung cấp gần 30 loại axit hữu cơ khác. Không giống như nước dừa, các chuyên gia cho rằng mẹ bầu có thể uống nước mía ngay từ những ngày đầu mang thai. Đối với những mẹ bầu bị tiểu đường hay gặp các vấn đề liên quan đến đường huyết. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nước mía.

Lợi ích nước mía đối với bà bầu

Mía có nhiều dinh dưỡng
Mía có nhiều dinh dưỡng thiết yếu như sắt, magie, canxi cũng như vitamin

Trong thai gian đầu mang thai, ốm nghén khiến nhiều mẹ bầu kém ăn và cảm thấy mệt mỏi. Nước mía chính là loại đồ uống giúp tăng cường năng lượng cho mẹ bầu. Nước mía có chứa kali giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày và trị táo bón ở bà bầu. Nước mía chứa nhiều đường tự nhiên, protein, chất béo, vitamin và các axit hữu cơ giúp nuôi dưỡng thai nhi. Cứ cách hai ngày, mẹ bầu có thể uống một ly nước mía (khoảng 200ml) để bổ sung dinh dưỡng.

Lưu ý khi uống nước mía đối với bà bầu

Nước mía phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Được chế biến sạch hoặc tự chế biến ở nhà. Mẹ tuyệt đối không được uống nước mía để lâu vì có thể gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh về dạ dày. Nước mía có chứa lượng đường lớn nên mẹ chỉ nên uống ở mức độ vừa phải. Lượng đường dư thừa khi nạp vào cơ thể có thể gây ra các biến chứng không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là bệnh tiểu đường thai kỳ. Không nên uống nước mía vào buổi tối và buổi sáng sớm. Vì nước mía có thể làm lạnh bụng khiến bà bầu cảm thấy khó chịu. Những thai phụ tăng cân quá nhanh. Có biểu hiện của đái tháo đường thai kỳ. Thì không nên sử dụng nước mía.

Những dấu hiệu sau nên hạn chế uống nước mía

chống lại nhiễm trùng
Mẹ bầu uống nước mía giúp cơ thể chống lại quá trình nhiễm trùng

Nước mía chứa chất policosanol giúp giảm cholesterol xấu trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đang sử dụng thuốc chống đông máu thì không nên uống nước mía. Các loại thuốc này sẽ làm cản trở tác dụng của policosanol. Nước mía có tính lạnh, chứa lượng đường cao nên người có đường ruột yếu, hay đầy bụng, đi ngoài phân lỏng không nên sử dụng. Ngoài ra, uống nước mía ở hàng quán vỉa hè, kém vệ sinh cũng làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Bà bầu bị béo phì, tăng cân nhanh, tiểu đường thai kỳ

Mẹ bầu bị béo phì, tăng cân nhanh hoặc tiểu đường thai kỳ không nên uống nước mía vì đây là loại đồ uống chứa nhiều đường, có thể khiến tình trạng bệnh của mẹ trở nên nghiêm trọng hơn. Mía có nhiều dinh dưỡng thiết yếu như sắt, magie, canxi cũng như vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6 và C, đặc biệt là trong mía có chất xơ hòa tan, chất chống oxy hóa và phytonutrients dồi dào… rất bổ dưỡng và thanh mát. Những dưỡng chất này đều cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển thai nhi. Vì vậy, bà bầu uống nước mía được và có nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe của cả mẹ và em bé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *