Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới cân nặng thai nhi

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu luôn cố nạp vào cơ thể lượng chất dinh dưỡng đầy đủ nhất. Tuy nhiên, lượng dinh dưỡng đó nhiều khi lại nạp vào cơ thể mẹ mà không phải là con. Nguyên nhân là do mẹ chọn sai thời điểm nạp nguồn thức ăn hay do nguồn dinh dưỡng không đáp ứng đúng điều kiện. Thời kỳ thai nhi phát triển hoàn thiện cơ thể chính là trong giai đoạn 3 tháng cuối thai của thai kỳ. Bởi vậy, đây là thời điểm thích hợp để mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu.

Chất tinh bột

Các thực phẩm có chứa tinh bột rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Ở giai đoạn đầu mang thai, mẹ bầu không cần ăn quá nhiều cơm. Mỗi ngày chỉ cần ăn 2 – 3 bát và ăn trước 8h tối là được. Ăn quá nhiều tinh bột sẽ khiến mẹ bầu tăng cân quá đà. Ngoài cơm, mẹ bầu có thể ăn các thực khác cũng giàu tinh bột như bột yến mạch, gạo lứt, bánh mì, khoai lang,…

Giàu chất đạm

Thực phẩm giàu đạm giúp thai nhi tăng cân và phát triển tốt. Ngoài ra, nếu mẹ bầu ăn nhiều thực phẩm giàu đạm còn giúp chống nguy cơ dị tật thai nhi, thể trọng não nhẹ, số lượng tế bào ít, chậm phát triển trí tuệ, sảy thai. Các loại thực phẩm giàu đạm mẹ bầu nên ăn là thịt gà, thịt lợn, thịt bò, ngao, ốc, hến, cua, trùng trục,… Mỗi tuần có thể ăn luân phiên mỗi món 2 – 3 bữa.

DHA từ cá

Cá bổ sung DHA
Cá bổ sung DHA giúp phát triển trí não cho thai nhi

Trong cả quá trình mang thai thì canxi là cần thiết giúp mẹ khỏe mạnh, con phát triển tốt. Nếu vào giai đoạn 3 tháng cuối mẹ không nạp đủ canxi cho cả mẹ và con thì bé sẽ “hút” canxi từ cơ thể mẹ, mẹ rất dễ bị loãng xương sau sinh. Cá bổ sung DHA giúp phát triển trí não cho thai nhi. Mỗi tuần mẹ bầu nên ăn 2 – 3 bữa cá. Tuy nhiên, nên chọn cá giàu dinh dưỡng như cá trích, cá mòi, cá hồi và nói không với các loại cá chứa nhiều thủy ngân.

Rau lá xanh

Rau xanh giúp bổ sung acid folic giúp thai nhi tránh được dị tật bẩm sinh. Chất này cần được bổ sung từ trước khi mang thai và duy trì suốt quá trình mang thai lẫn cho con bú. Mẹ bầu có thể tìm thấy chất này trong rau xanh, ngũ cốc và các loại vitamin bà bầu. Ngoài ra, rau xanh và trái cây ít đường cũng là nguồn chất xơ tốt giúp mẹ bầu tránh được tình trạng khó tiêu, đầy bụng, táo bón.

Nước lọc

Mỗi ngày mẹ bầu nên uống 2,5 – 3 lít nước để cung cấp đủ nước ối, tốt cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, nước cũng giúp mẹ bầu giữ được làn da căng mịn. Ngoài những thực phẩm mát lành giúp giải nhiệt trên, để “hạ hỏa” cho cơ thể mẹ bầu cũng nên uống thêm nước lọc để tránh cơ thể bị mất nước, hạn chế đồ ăn cay nóng, đường, đồ rán nướng nhiều dầu mỡ và thức ăn chứa nhiều muối.

Hoa quả tươi

bổ sung vitamin tốt nhất
Mẹ bầu ăn các loại trái cây để bổ sung vitamin tốt nhất

Hoa quả đặc biệt tốt cho mẹ bầu nhưng nên chọn các loại hoa quả không quá nóng và không quá nhiều đường. Một số loại hoa quả mẹ bầu nên ăn là táo đỏ, kiwi, măng cụt, cam, bưởi. Hạn chế ăn các loại quả như sầu riêng, dưa hấu, vải, nhãn vì vừa nóng vừa nhiều đường. Mẹ bầu ăn vào rất dễ tăng cân. Các loại vitamin như C, B6, B12… đều cần thiết trong giai đoạn này để cơ thể mẹ có sức đề kháng tốt, con cũng khỏe mạnh. Mẹ có thể ăn các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, ăn cà rốt, đậu hũ, uống nước dừa… để bổ sung vitamin tốt nhất.

Sữa tươi không đường

Sữa là thức uống không thể thiếu trong việc cung cấp dưỡng chất. Góp phần cho quá trình phát triển của bé. Lúc đang ở trong bụng mẹ, bé cần phải có lượng canxi, vitamin và khoáng chất thông qua thức ăn của mẹ. Trong sữa tươi có nhiều vitamin, khoáng chất giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Mẹ bầu nên uống 2 – 3 ly sữa mỗi ngày và uống sau bữa ăn chính 2 – 3 tiếng. Tốt nhất mẹ bầu nên sử dụng sữa tươi không đường để tránh bị mắc tiểu đường thai kì.

Thadnjen hân hạnh đồng hành cùng bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *