Nguyên nhân và các biểu hiện lâm sàn của rối loạn mỡ máu mà người lớn tuổi cần biết

Rối loạn mỡ máu là một trong tình trạng mà có nồng độ chất béo cao quá hơn so với bình thường. Đa số người có rối loạn mỡ máu bàn đầu thường có ít triệu chứng, nhưng sẽ có một số dấu hiệu như lạnh chân, đau chân, đau ngực, hoặc tê bì…. và có thể đang báo cho bạn biết là bạn đang tăng cholesterol máu. Vậy khái niệm rối loạn mỡ máu là gì? Một số biểu hiện và triệu chứng của rối loạn mỡ máu là gì? Có cách nào để phòng ngừa bệnh này hay không? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của thadnjen để hiểu hơn nhé!

Rối loạn mỡ máu là bệnh gì?

Rối loạn mỡ máu (còn gọi là rối loạn chuyển hóa lipid máu; tăng mỡ trong máu, tăng cholesterol máu) là tình trạng nồng độ chất béo quá cao so với bình thường. Tình trạng này xảy ra khi có một hoặc nhiều các thành phần mỡ máu bị rối loạn như: tăng cholesterol toàn phần; tăng triglyceride, tăng LDL-cholesterol, giảm HDL-cholesterol.

Chất béo cùng với protein (chất đạm) và carbohydrate (chất đường bột); là ba thành phần chính của các tế bào sống. Cholesterol và triglycerides là chất béo trong cơ thể và có vai trò cung cấp năng lượng.

Bệnh rối loạn mỡ máu là tình trạng thể hiện nồng độ chất béo trong máu quá cao hay quá thấp bao gồm:

  • Tăng nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL – cholesterol hay cholesterol xấu);
  • Giảm nồng độ lipoprotein tỷ trọng cao (HDL – cholesterol hay cholesterol tốt);
  • Tăng nồng độ triglyceride.
  • Rối loạn mỡ máu thứ phát do các nguyên nhân như: đái tháo đường, hội chứng thận hư; tăng urê máu, suy tuyến giáp, bệnh gan, nghiện rượu…
Rối loạn mỡ máu
Rối loạn mỡ máu là tình trạng nồng độ chất béo quá cao so với bình thường

Biểu hiện lâm sàng bệnh rối loạn mỡ máu

Mặc dù, rối loạn chuyển hóa lipid là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm nhưng lại ít có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, với một số biểu hiện ban đầu sau có thể cảnh báo sớm rối loạn mỡ máu; từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.

Chân đau, tê bì và lạnh

Cholesterol trong máu tăng cao sẽ khiến mạch máu bị tắc nghẽn; máu không đưa được đến chân khiến chân bị tê bì, đau nhức, sưng tấy, các khớp ngón chân.

Các cơn đau thắt ngực

Khi lượng máu đến tim giảm có thể dẫn đến các cơn đau thắt ngực. Những cơn đau thắt ngực không thường xuyên, thời gian ngắn; và tự mất không cần điều trị nhưng có thể tái diễn bất cứ lúc nào. Đôi lúc, người bị mỡ máu cao sẽ có cảm giác khó chịu vùng ngực như bị đè nặng; bóp nghẹt kéo dài từ vài phút đến vài chục phút.

Bàn chân bị lạnh

Lượng máu không đủ cung cấp đến chân sẽ khiến chân và bàn chân bị lạnh; đặc biệt là dấu hiệu này thường chỉ thấy ở một bên chân.

Ngoài những dấu hiệu thường gặp trên; rối loạn mỡ máu còn có các triệu chứng như đau, căng ở cổ, hàm, vai và lưng; khó tiêu và ợ nóng; khó ngủ, mệt mỏi; chóng mặt, tim đập nhanh; nôn mửa và buồn nôn,…

Rối loạn mỡ máu nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây xơ vữa động mạch dẫn đến đột quỵ; nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, tình trạng cholesterol máu cao còn dẫn đến tăng huyết áp; và làm tăng khả năng mắc bệnh động mạch ngoại biên, đe dọa đau tim và các vấn đề tim mạch khác.

Điều chỉnh tình trạng rối loạn mỡ máu

Để điều chỉnh tình trạng rối loạn mỡ máu, người cao tuổi nên:

  • Giảm lượng cholesterol nạp vào cơ thể bằng cách hạn chế những thực phẩm giàu cholesterol như mỡ; da và nội tạng động vật, lòng đỏ trứng….
  • Bổ sung vào chế độ dinh dưỡng các loại cá – đây là nguồn cung cấp Omega – 3 có tác dụng bảo vệ tim mạch.
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh
Người cao tuổi nên xây dựng chế độ ăn lành mạnh, tăng cường rau quả tươi
  • Tăng cường rau xanh, trái cây ít đường để cung cấp đủ các vitamin, chất khoáng và chất xơ.
  • Ăn đủ chất đạm nhưng cần chọn thịt nạc (bỏ da, mỡ), cá, đậu hủ, đậu đỗ, nấm, rong biển.
  • Lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, khoai củ… giúp cung cấp thêm chất xơ góp phần đào thải cholesterol ra ngoài.
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại như các thức ăn giàu vitamin E (giá đỗ, dầu thực vật…), thức ăn giàu beta-caroten (cà rốt, bí đỏ, gấc, đu đủ, các loại rau có màu xanh đậm như rau ngót, rau muống, rau dền, rau mồng tơi,…), thức ăn giàu vitamin C (bưởi, táo, cam, dâu, kiwi…).
  • Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, người cao tuổi cần rèn luyện thể lực đều đặn với hình thức phù hợp như đi bộ, đạp xe… giúp cơ thể dẻo dai, phòng ngừa bệnh tật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *