Hiện nay tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì ở nước ta tăng khá nhanh. Đối với những trẻ thừa cân, béo phì thường dễ mắc các bệnh lý như bệnh đái thái tháo đường, bệnh cao huyết áp và các bệnh liên quan đến tim mạch. Chính vì vậy những trẻ thừa cân, béo phì cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể. Vì vậy để điều trị tình trạng này ở trẻ thì bài viết dưới đây sẽ mang đến cho các bậc phụ huynh một chế độ ăn hợp lý và những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của trẻ thừa cân, béo phì. Nhằm đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất cho trẻ phát triển toàn diện.
Chế độ ăn dành cho trẻ béo phì
Trẻ thừa cân, béo phì cần có một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý, đa dạng. Tăng cường ăn cá, hải sản và rau. Giảm đậm độ năng lượng của thức ăn bằng cách giảm thức ăn giàu chất béo, đường ngọt và tăng cường glucid phức hợp (ngũ cốc thô). Cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa, nhất là bữa ăn sáng và hạn chế ăn sau 20 giờ. Ăn nhiều vào bữa sáng, bữa trưa và giảm ăn vào bữa chiều và bữa tối.
Chất đạm: Để đảm bảo lượng Protein cần thiết, bố mẹ nên lựa chọn những loại thực phẩm giàu protein cho trẻ. Lượng protein cần thiết mỗi ngày cho trẻ thừa cân béo phì. Trẻ từ 9 – 13 tuổi cần ít nhất 40g protein mỗi ngày; Trẻ từ 1-3 tuổi cần 19-25g. Còn trẻ lớn hơn cần tới 25-40g chất đạm mỗi ngày.
Chất bột đường: Nên sử dụng glucid có nhiều chất xơ như: Bánh mì đen, ngũ cốc nguyên hạt. Khoai củ có đậm độ năng lượng thấp, không đắt tiền, luôn có sẵn và là nguồn protein quý, vitamin và khoáng chất tốt. Lượng tinh bột nên chiếm khoảng trong mỗi bữa ăn. Ví dụ như cơm ½ chén, bún 100g, bánh ướt 100g…
Chất béo: Chất béo cũng rất cần thiết cho trẻ nhỏ vì cung cấp phần lớn năng lượng cho cơ thể, nhất là sự phát triển của não bộ cũng như để hòa tan, hấp thu một số dạng vitamin. Vì thế, việc chọn lọc các loại thực phẩm chứa chất béo không no, giàu omega-3 giúp trẻ vừa phát triển trí não, vừa giảm được cân nặng.
Bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất từ trái cây, rau xanh. Mỗi ngày cần cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, sữa, sữa chua, phô mai, các loại hạt. Hạn chế ăn muối, dưới 5g/ngày. Nếu có tăng huyết áp thì nên dùng 2-4g/ngày.
Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau hạn chế đồ dầu mỡ
Hạn chế các món rán, xào, nên cho trẻ ăn các món luộc, hấp và kho.
Hạn chế cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga và các loại nước có nhiều đường.
Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn giàu năng lượng như xúc xích, humberger; gà tẩm bột chiên (KFC), mì tôm, kem, bánh kem, sôcôla và bánh ngọt.
Không dự trữ ở trong nhà các loại thức ăn giàu năng lượng. Như bơ, bánh kẹo, sôcôla, nước ngọt và kem.
Không cho trẻ ăn hoặc uống sữa trước giờ đi ngủ. Hạn chế mỡ, phủ tạng động vật và da động vật.
Lưu ý trong dịp Tết trong nhà sẵn có bánh kẹo, nếu không hạn chế trẻ sẽ ăn nhiều dễ tăng cân. Dịp sát tết có nhiều liên hoan tiệc tùng cũng dễ làm trẻ tăng cân. Dịp Tết là dịp có nhiều cỗ bàn, đồ xào rán. Thường cha mẹ bận không kiểm soát trẻ cũng dễ tăng cân.
Giúp trẻ vận động thể lực để chống lại thừa cân béo phì
Khi trưởng thành, những trẻ này có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì. Các bệnh mạn tính không lây và hội chứng chuyển hóa. Một số nghiên cứu cho thấy có đến 30% trẻ béo sẽ trở thành người béo khi trưởng thành. Kèm theo đó là các bệnh mạn tính không lây như tim mạch, huyết áp, đái tháo đường và ung thư..
Cha mẹ cần quan tâm, tạo mọi điều kiện để giúp trẻ năng động và tích cực hoạt động thể lực. Tận dụng mọi cơ hội để giúp trẻ tăng cường hoạt động thể lực như đi bộ đến trường; leo cầu thang và chơi với em nhỏ. Tập cho trẻ hoạt động thể lực hằng ngày 30-60 phút: Chạy, đá bóng, đạp xe và bơi.
Cha mẹ nên tập cùng với trẻ để theo dõi và khuyến khích trẻ hoạt động. Khi đến các nơi vui chơi công cộng, khuyến khích trẻ chơi các trò chơi làm tăng tiêu hao năng lượng như cầu trượt, leo dây và chơi trong nhà bóng. Hạn chế thời gian ngồi xem tivi, video và trò chơi điện tử dưới 2 giờ/ngày. Cần cho trẻ được vui đùa và chạy nhảy vào những thời gian rảnh rỗi. Hướng dẫn trẻ làm các công việc nhà: Dọn dẹp nhà cửa, góc đồ chơi của trẻ và gấp quần áo.