Tàu Yara Birkeland chở hàng chạy hoàn toàn bằng điện

Để bảo vệ môi trường biển một cách an toàn, hạn chế khí thải từ các máy móc và phương tiện trên biển, nên ý tưởng sản xuất ra các phương tiện chạy bằng điện đã trở đang được nhiều người quan tâm. Một phát minh mới về tàu chở hàng trên biển đó lòa tàu Yara Birkeland là con tàu chở hàng chạy bằng điện đầu tiên trên thế giới. Tàu Yara Birkeland là một thiết kế mới của công ty hóa chất Yara International ở Na Uy nhằm giảm thiểu khí thải nitơ và cacbonic. Vậy để có nhiều thông tin về tàu chở hàng này hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi nhé.

Tàu Yara Birkeland được tạo ra ở từ Na Uy

Tàu Yara Birkeland được tạo ra ở từ Na Uy
Tàu Yara Birkeland được tạo ra ở từ Na Uy

Tàu Yara Birkeland chạy hoàn toàn bằng điện. Có thể chở 103 container với vận tốc tối đa 24km/h và không cần thủy thủ đoàn.

Công ty hóa chất Yara International (Na Uy) tuyên bố. Họ đã sản xuất tàu chở hàng tự động, không phát thải đầu tiên trên thế giới, CNN hôm 25/8 đưa tin. Theo kế hoạch, con tàu mang tên Yara Birkeland sẽ thực hiện chuyến đi đầu tiên giữa hai thị trấn Heroya và Brevik cuối năm nay mà không cần thủy thủ đoàn. Thay vào đó, chuyển động của nó sẽ được ba trung tâm kiểm soát dữ liệu trên bờ giám sát.

Yara Birkeland không phải tàu tự động đầu tiên. Một chiếc phà tự động đã ra mắt ở Phần Lan năm 2018. Tuy nhiên, đây là tàu container đầu tiên chạy hoàn toàn bằng điện, Yara International cho biết. Con tàu cũng được thiết kế để giảm thải nitơ oxit và CO2. Ngành vận tải biển đang đóng góp 2,5% – 3% lượng khí nhà kính thải ra trên toàn cầu, theo Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO).

Gần như toàn bộ điện của Na Uy được sản xuất bằng thủy điện. Phương pháp thường được coi là thải ra ít carbon hơn nhiều so với đốt nhiên liệu hóa thạch, dù vẫn tạo ra khí nhà kính.

Ý tưởng sản xuất tàu Yara Birkeland

Yara Birkeland được lên ý tưởng từ năm 2017. Sau đó sản xuất với sự hợp tác của hãng công nghệ Kongsberg Maritime và công ty đóng tàu Vard. Con tàu có khả năng chở 103 container với vận tốc tối đa 24 km/h và sử dụng pin 7 MWh; theo Jon Sletten, quản lý tại nhà máy của Yara International ở Porsgrunn. Nó sẽ sạc pin tại bến trước khi tới các cảng container dọc bờ biển rồi quay trở lại. Con tàu có thể thay thế cho 40.000 chuyến xe tải mỗi năm, Sletten cho biết.

Yara Birkeland không chỉ thân thiện với môi trường hơn các tàu chở hàng thông thường mà còn giúp tiết kiệm chi phí vận hành vì không cần thủy thủ đoàn. Ban đầu, việc bốc dỡ hàng hóa sẽ cần đến con người. Tuy nhiên, Sletten cho biết, mọi hoạt động như bốc dỡ hàng hay neo đậu về sau sẽ đều được tiến hành bằng công nghệ tự động.

Kế hoạch về việc chế tạo tàu Yara Birkeland

Kế hoạch về việc chế tạo tàu Yara Birkeland 
Kế hoạch về việc chế tạo tàu Yara Birkeland

Theo kế hoạch ban đầu, Yara Birkeland sẽ ra khơi vào năm 2020. Tuy nhiên, Covid-19 cùng những thách thức về logistics khiến sự kiện bị trì hoãn. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cần phối hợp với các cơ quan hàng hải Na Uy để phát triển bộ quy tắc. Cho tàu tự động chạy trên những tuyến đường thủy của nước này.

Hãng đóng tàu Yara International cho biết trong một thông cáo báo chí vào tháng 11 : “Các dự án khởi động đi kèm với những bất ổn và thách thức. “Đặc biệt, dịch vụ giao nhận, vận chuyển trên bộ đã là một thách thức đối với dự án.

“Việc chế tạo con tàu đã được thực hiện theo đúng kế hoạch. Tuy có sự chậm trễ đôi chút, bao gồm việc lắp pin, hệ thống điều khiển và định vị. Đối với công tác vận tải, giao nhận trên đất liền; nhóm dự án tiếp tục tìm kiếm các giải pháp để khắc phục.” Con tàu không có phi hành đoàn và được lai dắt bởi một chiếc phà tự hành. Được hạ thủy ở Phần Lan vào năm 2018.

Những tiềm năng của tàu Yara Birkeland

Tàu tự động hoàn toàn như Yara Birkeland có tiềm năng rất lớn trong tương lai. Theo Rudy Negenborn, giáo sư công nghệ vận tải và hàng hải tại Đại học Công nghệ Delft (Hà Lan). Tuy nhiên, ông cũng cho rằng còn nhiều thách thức cần vượt qua trước khi sử dụng chúng; cho hành trình thương mại dài ngày trên biển.

Việc hoạt động ở các cảng lớn có thể sẽ rất khó khăn, Negenborn nhận định. “Đến một lúc nào đó, các tàu tự động sẽ phải tương tác với nhau để trao đổi thông tin; và vạch ra những tuyến đường không xung đột”, Negenborn nói.

Nếu không có thủy thủ đoàn kiểm tra bảo dưỡng. Tàu tự động sẽ cần trang bị hệ thống tự chẩn đoán. Với khả năng phát hiện và khắc phục sự cố hoặc thông báo cho con người để được hỗ trợ. Ngoài vấn đề kỹ thuật, những vấn đề pháp lý cũng sẽ phát sinh khi tàu tự động qua lại giữa các quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *