Thiết kế hệ thống robot giúp vô hiệu hóa thủy lôi hải quân

Như chúng ta biết thủy lôi hay còn gọi là mìn hải quân được thả xuống nước để tiêu diệt các tàu thuyền đối phương. Nhưng việc vô hiệu hóa mìn hải quân là một công việc rất nguy hiểm, vì vậy để thay thế nhiệm vụ này công ty RE2 Robotics có trụ sở ở Mỹ đã thiết kế hệ thống robot được nhằm thực hiện việc vô hiệu quá thủy lôi. Hệ thống robot này gồm bộ cánh tay cánh tay robot Sapien Sea Class sẽ được điều khiển từ xa cùng với phần mềm trí tuệ nhân tạo hệ thống này có thể dễ dàng đặt thiết bị vô hiệu hóa trên thủy lôi. Sau đó các cảm biến sẽ tăng cường nhận thức trên hệ thống của robot giúp robot nhận biết được những gi đang xảy ra xung quanh.

Thủy lôi là gì?

Thủy lôi là gì?
Thủy lôi thả xuống nước để tiêu diệt tàu thuyền đối phương

Thủy lôi còn gọi là mìn hải quân là một loại mìn được đặt xuống nước để tiêu diệt các loại tàu thuyền đối phương. Sau khi được gài chúng sẽ nằm chờ đến khi phát nổ do tàu thuyền tác động. Thủy lôi là loại vũ khí có thể sử dụng trong thế công lẫn thế thủ. Khi dùng tấn công, thủy lôi được thả để gây thiệt hại cho tàu thuyền. Loại bỏ phương tiện chuyên chở và di động của địch. Khi dùng phòng thủ, thủy lôi có thể dùng làm một vành đai bảo vệ các tàu thuyền của đồng minh và tạo ra một khu vực “an toàn”.

Do được thả trong nước, để tránh sự dịch chuyển do tác động của các dòng nước xô đẩy từ các phía; thủy lôi thường có dạng tròn. Ngoài ra, để gia tăng tính cố định cho thủy lôi, một số dây cột được sử dụng giữ thủy lôi lơ lửng trong nước. Không nổi lên bề mặt để dễ bị phát hiện nhưng; cũng không chìm dưới đáy sông hay biển khiến hiệu quả bị suy giảm.

Cũng vì được thả ngầm trong nước, xác suất để va chạm với tàu thuyền khá nhỏ. Thủy lôi hiện đại phải thiết kế thêm thiết bị cảm ứng để tự bị kích nổ khi tàu thuyền đến gần. Và thường có kích thước lớn, chứa một lượng nổ rất mạnh. Các đầu nổ của thủy lôi thường dựa vào cảm ứng với tác động mạnh của làn nước; với kim loại, với từ trường khi tàu thuyền đi qua v.v.

Phát triển hệ thống robot phục vụ vô hiệu hóa mìn hải quân

Vô hiệu hóa mìn hải quân (thuỷ lôi) được biết đến là một nhiệm vụ nguy hiểm. Đó là lý do tại sao công ty RE2 Robotics có trụ sở tại Pittsburgh (Mỹ) đang thiết kế một hệ thống robot để thực hiện công việc này. Dựa trên hợp đồng trị giá 9,5 triệu USD Mỹ do Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ (ONR) trao. RE2 sẽ đóng vai trò là nhà tích hợp hệ thống cho Hệ thống trung hòa mìn dưới nước tự động robot (M2NS).

Hệ thống đó sẽ bao gồm một bộ cánh tay robot Sapien Sea Class của RE2, được gắn trên một chiếc Defender ROV (phương tiện vận hành từ xa) do VideoRay có trụ sở tại Pennsylvania sản xuất. M2NS cũng sẽ kết hợp phần mềm thị giác máy tính Detect của RE2. Nhờ đó, xác định vị trí các quả mìn. Sau đó, với phần mềm trí tuệ nhân tạo, hệ thống sẽ dễ dàng đặt “thiết bị vô hiệu hóa” trên mìn. Một loạt các cảm biến cũng sẽ tăng cường nhận thức về tình huống của hệ thống và khả năng tự chủ của robot. Nhờ đó, giúp robot nhận biết rõ về những gì đang xảy ra xung quanh.

Cánh tay robot Sapien Sea Class giúp vô hiệu hóa thủy lôi

Cánh tay robot Sapien Sea Class giúp vô hiệu hóa thủy lôi
Cánh tay robot Sapien Sea Class giúp vô hiệu hóa thủy lôi

Khi đó, robot sẽ đưa ra phản ứng phù hợp. Được phát triển cho ONR, mỗi cánh tay Sapien Sea Class có độ nổi trung tính. Với khả năng này, cánh tay robot được cho là “khéo léo tương tự con người”.

Những cánh tay này có thể hoạt động ở độ sâu 300 mét (984 ft). Hoặc thậm chí sâu hơn nếu được điều chỉnh. Bên cạnh đó, mỗi cánh tay có khả năng nâng tới 5,2 kg (11,4 lb) khi ở dưới nước. Tuy nhiên, công cụ này không liên quan đến cánh tay bơm hơi; từng được công ty phát triển cho ứng dụng tương tự.

Ông Jorgen Pedersen – Chủ tịch, Giám đốc điều hành RE2 cho biết. “Việc phát hiện và vô hiệu hóa WBIEDs (các thiết bị nổ cải tiến dưới nước). Và những chất nổ dưới nước khác là một nhiệm vụ cực kỳ nguy hiểm.

M2NS sẽ cho phép hải quân tìm kiếm và tự động vô hiệu hóa các mục tiêu ở vùng biển sâu. Trong khi đó, các thợ lặn giàu kinh nghiệm có thể giám sát từ một khoảng cách an toàn”.

Các nhà khoa học bày tỏ hy vọng, khi đi vào hoạt động. M2NS cũng có thể được sử dụng cho những nhiệm vụ như; kiểm tra và bảo dưỡng các giàn khoan dầu ngoài khơi. Hoặc một số công trình biển khác. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực vô hiệu hóa mìn dưới nước. Hệ thống này có thể phải cạnh tranh với robot Sea Wasp ROV hiện có của Saab.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *